Cuộc Sống Thôn Quê

Chương 3

Sáng hôm sau, Tạ Thư Vân bị ánh nắng chói chang ngoài cửa sổ đánh thức.

Dạo gần đây trời luôn oi bức, buổi tối cô đều ngủ mở cửa sổ.

Mùa hè, mới sáu giờ sáng mà ánh mặt trời đã gay gắt đến nhức mắt.

Hôm qua ngủ trưa hơi nhiều, buổi tối cô không buồn ngủ lắm, liền mở một cuốn tiểu thuyết ra đọc đến khá khuya, kết quả sáng nay tỉnh dậy muộn hơn bình thường.

Hôm nay có việc cần làm, nên cô vội vàng rời giường, rửa mặt xong liền cưỡi xe điện chạy thẳng lên trấn.

Hai bao tải lưới đựng rau và mận được đặt ngang ở chỗ để chân.

Đến trấn Phượng Nhã, Tạ Thư Vân quen đường quen nẻo, dừng xe bên cổng Đông của chợ, rồi xách hai túi cùng một chiếc ghế đẩu nhỏ tới cửa chợ.

Cô lấy hết rau trong bao lớn ra, rồi trải bao lên mặt đất, sau đó lần lượt bày rau và mận lên, vậy là có một sạp hàng nhỏ.

Cô ngồi trên ghế đẩu, không rao hàng ầm ĩ, chỉ thấy ai lại gần thì mỉm cười giới thiệu vài câu: “Mận nhà trồng, ngọt lắm, rửa sạch rồi, ăn thử miễn phí một quả nha.”

Mận nhà Tạ Thư Vân thực sự rất ngon, giá cũng không đắt, chỉ 5 tệ một cân nên nhiều người ăn thử xong là mua một hai cân luôn, tiện thể mua thêm vài món rau khác, chỉ chốc lát đã bán gần hết.

౨ৎ 5 tệ ≈ 18.000 VND.

Đến khi quả bí đao cuối cùng cũng bán xong thì còn chưa đến tám giờ. Tạ Thư Vân xách túi lưới nhỏ còn lại lên xe điện.

Cô vòng qua một khúc rẽ, đến cửa Bắc của chợ, nơi có quán “Mì dao nhỏ Tô thị”.

Đúng giờ cao điểm, quán rất đông khách, bên trong náo nhiệt ồn ào, hai phục vụ liên tục mang mì, thu bát, lau bàn.

Người phụ nữ đang in hóa đơn bên máy tính tiền ngẩng đầu thấy Tạ Thư Vân thì cười tươi: “Tiểu Vân đến rồi à, sao không gọi trước cho cô một tiếng?”

“Trong vườn rau ăn không hết, nên mang ra bán một ít. Biết sáng cô bận nên con tự đến luôn.”

Người dân Phượng Nhã quen gọi cô là “dì”, gọi dượng là “chú”.

“Tiện thể mang cho dì ít rau luôn.”

Tạ Thư Vân xách bao lưới đặt dưới quầy thu ngân của cô, rồi chạy vào bếp sau chào chú, sau đó lấy mận từ túi ra đặt trước mặt dì.

“Mận cũng đỏ khá nhiều rồi, cháu sợ mưa nữa lại rụng mất nên hái trước một ít. Dì nếm thử đi, cháu rửa sạch rồi, ngọt lắm.”

“Bán rau thế nào?” Dì cầm một quả mận lên, lau qua loa rồi cho vào miệng.

“Bán hết rồi ạ.” Tạ Thư Vân thật thà trả lời: “Cháu bán rẻ nên dễ bán.”

Dì liếc mắt nhìn đống rau mà Tạ Thư Vân mang tới, có chút không đồng tình: “Giờ vẫn còn sớm, sao không bán hết rồi hãy tới. Nhà dì cũng có rau, cháu đừng mang tới, mang mận thôi là được rồi.”

“Cháu cũng bán gần hết rồi, chỗ này là cố ý mang cho dì nếm thử, xem rau cháu trồng thế nào.” Tạ Thư Vân cười cười giải thích.

Nếu là mang đồ đi mua thì chắc chắn dì sẽ không vui, nhưng mấy thứ này là do cô tự trồng, cũng là một tấm lòng, chắc chắn dì sẽ không từ chối.

Quả nhiên, nghe vậy nét mặt dì càng thêm rạng rỡ, bà hướng vào trong bếp gọi lớn: “Lão Tứ, Tiểu Vân tới rồi, làm cho con bé một bát mì!”

Bên trong có giọng đàn ông đáp lại: “Được”, không để cho Tạ Thư Vân cơ hội từ chối.

Đây cũng là lý do sáng nay cô chưa ăn sáng.

Bất kể cô đến lúc nào, dù đã ăn hay chưa, dì nhất định phải nhìn cô ăn hết một bát mì mới yên tâm.

Sau nhiều năm đấu tranh, cuối cùng cũng đạt được thỏa hiệp là chú sẽ cho ít mì, nhiều topping hơn.

Nếu cô không ăn, hai người họ lại không vui.

Tạ Thư Vân và dì có quan hệ rất tốt.

Từ nhỏ cô đã được bà nội nuôi, lúc đó dì còn chưa lấy chồng, cũng giúp bà chăm sóc cô.

Về sau, bố mẹ Tạ Thư Vân ly hôn, cả hai đều không muốn nuôi cô, nếu không phải lúc đó dì vừa sinh con thì đã nhận cô về nuôi rồi.

Đối với đứa cháu gái này, dì thực sự đã hy sinh rất nhiều.

Làng Tạ Gia cách thị trấn khá xa, ba năm cấp 2 của Tạ Thư Vân đều ở nhờ nhà dì, ăn ở học hành đều do dì lo.