Quý chủ bệnh nặng như thế, mấy con sói mắt trắng kia (kẻ vong ơn bội nghĩa) có chút lương tâm không?
Trận cãi vã này ồn ào đến mức gân cốt bị tổn thương, sau khi Thái tử rời đi, mấy cung điện gần đó liền nghị luận sôi nổi. Ngày hôm sau, Trịnh Tri Ý liền không thể xuống giường.
Nàng ta chẳng rửa mặt trang điểm, chỉ nằm trên giường trợn mắt. Lãm Nguyệt dỗ dành đủ kiểu, nhưng Trịnh Tri Ý đều không nói lời nào.
Quần Thanh bưng mâm cơm trưa đầy ắp bước vào, Lãm Nguyệt ném khăn mặt về phía nàng: "Đồ không biết điều, quý chủ đến ngay cả cháo loãng cũng không nuốt nổi đấy!"
Tiếng quát này khiến Trịnh Tri Ý bừng tỉnh, nàng ta gọi tên Lãm Nguyệt, Lãm Nguyệt vội đỡ nàng ta dậy.
Quần Thanh thấy vị tiểu Lương đệ trong màn trướng này tóc tai bù xù, chỉ mấy ngày ngắn ngủi, trong đôi mắt tối đen của nàng ta, đã mất đi hơn phân nửa sinh khí, trở nên ảm đảm không ánh sáng.
Trịnh Tri Ý sụt sịt nói: "Ta mơ thấy thuở trước ở Hoài Viễn... Khi đó Lý Huyền bệnh nặng gần chết, ta dùng lò than nhỏ sắc thuốc cho chàng, khói hun mặt ta đen thui... Chàng mở to mắt, vậy mà lại cười với ta, chàng rõ ràng không chán ghét ta đúng không? Trời lạnh khó chịu... Buổi tối chàng còn đắp thêm chăn cho ta."
Lãm Nguyệt đau lòng lau nước mắt trên mặt nàng ta, nào ngờ càng lau càng nhiều, Lãm Nguyệt nức nở nói: "Lương đệ... Tiểu thư, tiểu thư, người đừng khóc..."
Ngay sau đó hai chủ tớ không kìm được nữa, ôm đầu nhau mà khóc rống lên.
Nghe tiếng khóc tràn ngập căn phòng, Quần Thanh rũ mắt, trong lòng có chút xót xa.
Năm đó Thần Minh đế vẫn là thần tử, vừa đến Hoài Viễn làm Tiết độ sứ, nơi cát bụi cằn cỗi giặc cướp hoành hành kia, phủ Tiết độ sứ túng quẫn khó sống qua ngày, một hôm Lý Huyền ra ngoài đưa thư, liền bị cướp trên núi.
Lúc ấy Trịnh Tri Ý là tiểu nữ nhi của nhà thổ phỉ, thấy Lý Huyền có khí chất văn nhã, dung mạo thanh tuấn, liền ầm ĩ đòi hắn làm áp trại lang quân. Phụ thân của Trịnh Tri Ý cưng chiều nữ nhi đến cực điểm, thậm chí không coi đó là lời nói của hài tử, thật sự muốn thúc đẩy mối hôn sự này.
Khi đó Lý Huyền chưa có hôn phối, Lý gia thế bạc, đối mặt với thổ phỉ đông người thế mạnh, bèn để trưởng tử nhận lấy mối hôn sự nhục nhã này. Lý Phong vốn là người khiêm tốn, sau khi phụ thân của Trịnh Tri Ý nói chuyện với Lý Phong, rất thưởng thức vị thông gia này, hai nhà cùng nhau uống rượu kết giao, nạn trộm cướp nhiều năm được giải quyết.
Về sau, Trịnh gia còn dẫn toàn bộ binh mã quy thuận Lý gia, thậm chí vì Lý gia mà tử chiến sa trường, đây đều là chuyện về sau.
Trịnh Tri Ý nghiễn hàm răng ken két, không biết là đau lòng, hay là sợ hãi: "Chúng ta ra ngoài hội quân, bị tàn binh đánh lén, chúng ta lăn xuống sơn cốc, không ăn không uống... Chàng để lại chút đồ ăn cuối cùng cho ta, còn mình chờ chết... Trước kai chàng đối tốt với ta như vậy, hóa ra là vì chưa gặp được lương duyên, hiện giờ bị Dương Phù mê hoặc, tựa như biến thành người khác. Trước kia chàng chẳng hề lớn tiếng, khó khăn lắm ta mới tìm được một thị nữ hợp ý mình, vậy mà chàng ở ngay trước mặt ta hô đánh hô gϊếŧ, gϊếŧ gà dọa khỉ..."
Trời cao nhất định đã lén tráo đổi Lý Huyền rồi, đổi thành một người xa lạ bên gối nàng ta.
"Lương đệ, nô tỳ muốn nói một việc với người." Giữa tiếng khóc vang lên một thanh âm trong trẻo, như sương đêm rơi xuống mặt hồ. Trịnh Tri Ý ngừng khóc, nhìn về phía Quần Thanh.
Quần Thanh chậm rãi nói: "Thái tử điện hạ năm tám tuổi đã đi theo thánh thượng đến Hoài Viễn, từ đó về sau chỉ trở về Trường An bái triều vào Trừ tịch (Giao thừa) mỗi năm. Hơn nữa, Bảo An công chúa khi chưa xuất giá, bị cung quy hạn chế, không thể trò chuyện với nam tử bên ngoài; nữ sử bên cạnh phải dùng quạt tròn che mặt công chúa."
"Cho nên..." Nàng hít sâu một hơi, "Cho nên Thái tử và Bảo An công chúa, chỉ gặp qua vài lần trong dạ yến và Đồng Hoa Đài, không thể sánh với tình nghĩa ngày đêm đồng cam cộng khổ của Lương đệ."
Biểu cảm của Trịnh Tri Ý lập tức chia năm xẻ bảy: "Ngươi nói những thứ này để làm gì?"