Năm 1968, vẫn là kinh tế tập thể, là nông dân thì ngày nào cũng phải đi làm công, nếu không đi thì phải xin nghỉ. Diệp Thanh Chỉ nào đã làm những cái này bao giờ đâu, cho dù cô có ký ức của nguyên thân đi chăng nữa, nếu giờ mà đi là kiểu gì cũng sẽ lộ hết.
Cô vội vàng gật đầu: "Cảm ơn bác gái."
Trên đường trở về, Diệp Thanh Chỉ vừa giả vờ đau khổ nghẹn ngào, vừa tiếp tục sắp xếp lại ký ức của mình.
Nguyên thân cũng tên là Diệp Thanh Chỉ, năm nay hai mươi lăm tuổi, nhỏ hơn cô năm tuổi nhưng cô ấy đã là mẹ của hai đứa con rồi.
Sinh ra ở thôn Đại Diệp, gia cảnh bình thường, bên trên còn có hai người anh và một người chị, phía dưới thì có em trai em gái, làm con giữa nên từ nhỏ là đã bị xem nhẹ rồi.
Năm 1960, trong nhà cô ấy thật sự không thể cầm cự nổi nữa, nên mới lên kế hoạch đổi Diệp Thanh Chỉ lấy lễ hỏi.
Thật ra nhà họ Ngụy cũng không giàu có gì, nhưng khi đó mẹ ruột của Ngụy Kiến Thành lại sắp chết vì bệnh tật, bà ấy lo là mình đi rồi, Ngụy Hữu Lương - cha của Ngụy Kiến Thành, sẽ mặc kệ con trai mất. Thế nên bà ấy đã bỏ ra hai mươi cân lương thực để cưới Diệp Thanh Chỉ về.
Mẹ Ngụy lo lắng không sai, chưa đầy một trăm ngày sau khi bà ấy qua đời, Ngụy Hữu Lương đã mang một người phụ nữ về nhà. Đối phương là một quả phụ, còn mang theo cả một cậu con trai chỉ kém Ngụy Kiến Thành một tuổi nữa.
Khi đó, nguyên nhân mới vừa mang thai hơn một tháng, vì quả phụ và đứa con trai hờ kia, Ngụy Hữu Lương thế mà thực sự muốn phân gia với Ngụy Kiến Thành, chuyền này suýt chút nữa đã khiến Ngụy Kiến Thành tức chết.
Sau khi phân gia, nếu không phải là mẹ Ngụy lúc còn sống đã lén giấu đi một ít lương thực thì sợ là hai vợ chồng trẻ có thể đã chết đói luôn rồi. Cũng từ đó trở đi, hai nhà không còn nói chuyện nữa.
Nói cách khác, không thể dựa vào nhà mẹ đẻ của nguyên thân được, mà nhà chồng thì có cũng như không. Bây giờ chồng đã qua đời, cô sẽ phải một mình nuôi hai đứa con trai khôn lớn...
Diệp Thanh Chỉ lại càng khóc thảm hơn.
"Vợ Kiến Thành à, cháu nghĩ thoáng một chút đi, cái thời đại này nhà nào mà chẳng có vài người qua đời. Mấy năm trước, Kiến Thành không gửi thư về, không phải là cháu cũng nghĩ chồng mình mất rồi sao." Thím Lâm không khỏi an ủi cô.
Bác gái Diệp ở bên cạnh trừng mắt nhìn thím Lâm, không biết nói chuyện thì đừng mở miệng nói, nào có ai lại đi an ủi người ta như thế?’
“Vợ Kiến Thành à, cháu đừng nghe thím Lâm nói bậy. Có điều, đùng là cháu phải nghĩ thoáng một chút thật. Nếu khóc nhiều thành bệnh thì phải đến bệnh viện, phải tốn tiền, lại còn không thể làm việc để kiếm công điểm, vậy thì hai đứa con trai của cháu biết làm sao bây giờ?" Bác gái Diệp biết những gì mình nói không dễ nghe, nhưng đó là sự thật.