Nhật Ký Của Kẻ Nhát Gan Xem Bói Cho Ma [Huyền Học]

Chương 11

Hai cô gái đeo thử, Nam Thời khéo léo khen ngợi: “Lúc đầu tôi đã nghĩ làm ra chắc chắn sẽ rất đẹp… Quả nhiên là rất đẹp.”

Hai cô gái được khen, lại thấy chiếc vòng tay quả thực rất xinh, hỏi giá, thấy chỉ có ba trăm tệ, liền không chần chừ rút điện thoại ra thanh toán, vừa nói vừa cười rời khỏi cửa hàng.

Nam Thời hơi gật đầu tiễn họ ra cửa, nghe thấy tiếng “Ting ting, Alipay báo nhận 600 tệ”, trong lòng vui sướиɠ tự giơ ngón tay cái khen ngợi bản thân.

Làm ăn buôn bán mà, quá sĩ diện thì không kiếm được tiền đâu. Chỉ một đơn hàng này thôi đã đủ thu hồi vốn cho cả lô vòng tay bồ đề kia rồi, số còn lại toàn là lãi ròng.

Cậu đâu phải là thiếu gia nhà giàu, cái cửa hàng hai tầng rộng một trăm mét vuông này là do cậu đem căn nhà của mình đi thế chấp mới có vốn để thuê, tiền thuê một năm là sáu mươi vạn tệ, cậu mà không đủ “máu liều” thì chẳng mấy chốc sẽ phá sản mất.

Chỉ trách hồi trẻ còn non dại, có chút tiền tiết kiệm trong tay, lại bị mấy bài viết “mở cửa hàng, ngày ngày thảnh thơi bán vài món đồ, an nhàn hưởng thụ tuổi già mà vẫn kiếm bộn tiền” trên mạng nhồi sọ.

Lúc đó Nam Thời nghĩ hay lắm, người ta hay nói đồ cổ “ba năm không bán, bán một lần ăn ba năm”, vừa hay trên phố đi bộ này có một ông chủ cửa hàng đồ cổ muốn “rửa tay gác kiếm”, cậu suy tính một hồi liền “thầu” luôn cả cửa hàng lẫn đống đồ cổ của ông ta. Chỉ là không ngờ, an nhàn hưởng thụ tuổi già chẳng thấy đâu, lại thành kẻ “đổ vỏ” chính hiệu, nếu không chăm chỉ làm việc, thì sẽ trở thành “phá gia chi tử” đời thứ hai, phá sản cả danh tiếng lẫn tiền bạc.

Còn đống đồ cổ mà cậu bỏ ra một đống tiền để “thầu” về thì sao?

Đa số đều là đồ giả, đồ thật cũng chẳng đáng giá mấy – ví dụ như loại tiền Ngũ Đế mà một tệ mua được hai đồng ấy.

Giới đồ cổ có một quy tắc bất thành văn, người bán sẽ không nói đồ là thật hay giả, hoàn toàn dựa vào con mắt tinh tường của người mua để phán đoán, nếu dùng giá đồ thật mà mua phải đồ giả, thì chỉ có thể tự nhận mình xui xẻo, coi như đóng học phí.

Nam Thời mới vào nghề không lâu, nhưng cũng biết quy tắc này, đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt.

Đúng là lúc “sang tay”, ông chủ trước cũng đâu có nói nhà ông ta toàn đồ thật.

Trong thời gian này, cậu cũng bán được hai đơn hàng, hai vị khách này đều là những người đàn ông trung niên trông có vẻ sành sỏi. Nam Thời không nỡ nói với họ đây là đồ thật, nhưng cũng không thể bô bô nói là đồ giả để tự đập vỡ chén cơm của mình, đành phải cười trừ cho qua.