Xuyên Nhanh Nữ Phụ Pháo Hôi Lựa Chọn Làm Ruộng

Chương 12:

Công việc cũng không nặng nhọc, chỉ là nhổ cỏ, bón phân, cuốc đất, hái rau, dọn dẹp chuồng lợn, chuồng bò, chuồng cừu,...

Phía nông trường cũng sẽ dựa vào tình hình thực tế để cung cấp cho các trường một số loại rau củ quả và thịt do nông trường sản xuất.

Không có ngôi trường nào lại từ chối.

Dù sao thì mỗi tuần chỉ có một tiết lao động, không phải tổ chức cho học sinh nhổ cỏ ở sân trường thì cũng là lau cửa kính cho phòng học, văn phòng.

Đến nông trường nhổ cỏ còn được thêm rau, giảm bớt chi phí cho nhà ăn, tội gì mà không làm.

"Các em yên lặng, nghe cô dặn dò."

Sau khi xuống xe, xếp hàng xong, lớp trưởng dẫn theo một đám nam sinh đến nhận găng tay lao động cùng các dụng cụ lao động khác, giáo viên chủ nhiệm vỗ tay, dặn dò vài câu.

Đại ý là mong mọi người tích cực lao động, đừng làm mất mặt trường Lục Trung, nhưng cũng phải chú ý an toàn, sau khi kết thúc lao động phải tập trung về đây đầy đủ, và phải đến địa điểm tập kết theo đúng công việc đã đăng ký, không được tự ý đi lung tung.

Sau khi giáo viên chủ nhiệm dặn dò xong, Từ Nhân liền đeo bình nước đến chỗ máy kéo.

Đã có một người thợ máy đang đợi ở trên máy kéo.

Chờ mọi người đến đông đủ, người thợ máy mới từ trong buồng lái bước xuống.

Ông ta nhìn một lượt: Ôi chao! Lại còn có cả một cô bé nữa.

Tuy nhiên, ngoài việc thầm nghĩ trong lòng, ông ta không nói gì cả.

Lãnh đạo đã nói, học sinh các trường đến đây là để làm việc vặt, những việc mà nông trường không kịp làm thì chia cho các em ấy làm giúp.

Đây là thỏa thuận giữa nông trường và các trường học.

Nhưng vì muốn êm tai, đối ngoại, họ lại nói là các trường tổ chức cho học sinh đến nông trường học tập lao động, nông trường có trách nhiệm hướng dẫn.

Kết quả là đã nói quá lời.

Nghe nói ở huyện Danh Dương có một cơ sở giáo dục lao động như vậy, tỉnh muốn cử người xuống thị sát.

Nếu mô hình này thật sự có ý nghĩa như nông trường nói, có thể sẽ được nhân rộng ra toàn tỉnh.

Người phụ trách nông trường vừa mừng vừa lo, tự tát vào mặt mình một cái: "Tại sao lại khoác lác chứ!"

Nhưng ủy ban giáo dục huyện đã gửi thông báo, thứ Sáu tuần này sẽ có lãnh đạo cấp tỉnh xuống thị sát, yêu cầu nông trường chuẩn bị chu đáo.

Vì vậy, người phụ trách nông trường nghĩ ra một kế sách như này:

Điều một chiếc máy kéo, để người thợ máy dạy học sinh lái;

Chuẩn bị một, hai mảnh đất, điều động một vài công nhân, dạy học sinh trồng rau;

Bên khu chăn nuôi cũng bố trí một nhóm học sinh đến quan sát quy trình vắt sữa bò, xén lông cừu,...

Nói chung là ngoài việc trực tiếp làm, cũng phải có người đứng ra dạy.

Chờ lãnh đạo đi rồi thì lại đâu vào đấy.

Thật ra thì, nông trường cũng không trông mong gì vào việc học sinh có thể cày ruộng, trồng rau, xén lông cừu,...

Người thợ máy hoàn hồn, nhìn mấy học sinh đăng ký lái máy kéo:

"Ai biết lái nào?"

Nếu có một, hai đứa biết lái thì ông ta cũng đỡ mất công dạy.

Để cho đứa biết lái chở đứa không biết lái chạy đi chạy lại cày mấy lượt, cho lãnh đạo nhìn thấy là được.

Đáng tiếc là không có ai lên tiếng.

Người thợ máy lắc đầu, quả nhiên không thể kỳ vọng quá nhiều vào đám học sinh này.

Ông ta vỗ vỗ cái tẩu thuốc, nói: "Vậy lên đây đi, xem tôi làm mẫu trước, lát nữa các cậu thay phiên nhau thực hành."

Người thợ máy vừa khởi động máy kéo, vừa giảng giải.

Sau đó bắt đầu cày ruộng.

Do thùng xe đã được tháo ra, thay vào đó là lưỡi cày, không gian buồng lái cũng không lớn, nên người thợ máy thay phiên nhau chở từng học sinh cày ruộng.

Cày từ đầu này đến đầu kia, học sinh bị tiếng ồn của máy kéo làm cho đầu óc quay cuồng, làm sao mà nghe lọt tai lời giảng giải của người thợ máy được.

Kết quả là sau khi kết thúc lượt đầu tiên, người thợ máy hỏi: "Học được chưa?"

Không ai lên tiếng.

Thôi được, cày thêm lượt nữa.

Kết thúc lượt thứ hai: "Lần này ai biết lái rồi?"

Vẫn... A! Có một học sinh giơ tay.

Người thợ máy trợn tròn mắt, không ngờ lại là cô bé mà ban đầu ông ta không hề để ý.

Lúc này, đoàn khảo sát do lãnh đạo nông trường tháp tùng đang đi về phía bên này, dạy thêm lượt nữa thì chắc chắn không kịp, người thợ máy bèn chỉ vào Từ Nhân:

"Vậy cháu lên thử xem."

Từ Nhân ngồi vào ghế lái máy kéo, hít một hơi thật sâu, mở giao diện hệ thống, mở chức năng "Mô phỏng cảnh tượng" mà cô vừa mới đổi bằng bộ trang bị xe đạp, chọn "Lái máy kéo".

Đây là chức năng mới được kích hoạt khi cô quan sát người thợ máy thao tác.