Tác Giả: |
Nguyễn Trọng Oánh
|
Tình Trạng: |
Hoàn Thành
|
Cập Nhật: |
2024-01-11 14:22:20 |
Lượt Xem: |
4.2K |
Quản Lý: |
Minh Sơn
|
Source: |
https://truyenhdx.com/truyen/dat-trang/ |
Sau 30-4-1975 cuộc chiến đã lùi vào dĩ vãng nhưng tiểu thuyết viết về chiến tranh vẫn là đề tài thu hút rộng rãi lực lượng cầm bút. Họ là những nhà văn đi từ trong chiến trường ra, đó là: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Trọng Oánh, Khuất Quang Thụy, Ma Văn Kháng, Hồ Phương, Nam Hà, Lê Lựu, Chu Lai, ...
Nhưng tạo nên những chấn động, cao trào văn học thì phải kể đến tiểu thuyết Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh. Tác phẩm xuất hiện làm xôn xao dư luận bởi cái nhìn của nhà văn hướng thẳng, sâu vào sự thật trần trụi của chiến tranh với tất cả sự bộn bề, phức tạp của nó. Và từ khi Đất trắng xuất hiện, đã có nhiều ý kiến, bài viết, đánh giá về mảng văn học viết về đề tài chiến tranh, trong đó đáng chú ý là ý kiến của các tác giả sau:
Nhà văn Chu Lai của Nắng Đồng Bằng đã khẳng định: "Không phải chiến tranh biến con người thành những chi tiết trong bộ máy bạo lực chỉ biết bấm cò và chém gϊếŧ, chiến tranh là điều kiện, là tình huống để đẩy suy nghĩ đời thường lên đến đỉnh đỉnh điểm."
Nhà văn Hữu Mai cho rằng: "Tác phẩm viết về chiến tranh đã mang những sắc thái mới, một số đi vào những đề tài của chiến tranh, một số lại có xu hướng khai thác những bình diện chữ được đề cập đến nhiều trong những tác phẩm trước đây: Cái đau thương, cái mất mát, ác liệt, cái thấp hèn, những vấn đề đạo đức trong chiến tranh ...tiểu thuyết nay bám sát hiện thực nhìn thẳng vào thực trạng, nói thẳng ra những điều mình và mọi người quan tâm."
Bối cảnh của cuốn tiểu thuyết là vùng ven đô Sài Gòn sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968). Trung đoàn 16 do đồng chí Ba Kiên chỉ huy, được lệnh áp sát ven đô Sài Gòn thực hiện một nhiệm vụ quan trọng trong chủ trương chiến lược quân sự của ta. Những cán bộ và chiến sĩ vô cùng anh dũng và thông minh, được nhân dân ủng hộ đã bám trụ ở đây như một cái đinh đóng vào sườn của hệ thống bảo vệ ven đô Sài Gòn của Mỹ - ngụy.
Địch đã dùng cả không quân và các lực lượng dù, quân địa phương để đối phó. Trung đoàn này đã chịu một sự hy sinh, tổn thất rất lớn, chỉ còn lại khoảng 20 người, nhưng họ đã làm cho kẻ thù khϊếp sợ.
Trong lúc gian khổ, ác liệt thì Phó chính ủy phân khu là Tám Hàn đã dao động chạy về hàng địch. Nhưng dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Ba Kiên và các cán bộ khác, Trung đoàn 16 vẫn vững vàng trước mọi thử thách đã anh dũng chiến đấu và nêu cao phẩm chất anh hùng.
.