Thập Niên 60: Mỹ Nhân Múa Ballet Trong Đại Viện

Chương 32: Đoàn Văn Công

Con gái nuôi cách lớp da bụng, cho nên từ nhỏ Phùng Tuệ đã mặc kệ Trần Tư Vũ, không quản thúc cô giống như quản thúc Niệm Cầm.

Nhưng cô đã sẵn sàng tranh đấu, thì bà ta cũng sẵn lòng chỉ bảo vài câu: “Phụ nữ phải có công việc của mình thì đàn ông mới biết tôn trọng, cho dù lấy chồng, con có công việc tốt thì ở nhà chồng mới có sức mạnh, nếu không ba mẹ chồng sẽ khinh thường con, chồng con có tốt với con mấy đi chăng nữa cũng vô dụng.”

“Mẹ, từ nay về sau, con sẽ giành vinh quang cho nhà họ Trần chúng ta trên sân khấu, hiếu thuận với mẹ và bà nội con, còn đàn ông, con sẽ không bao giờ nhìn thêm lần thứ hai.” Trần Tư Vũ nói.

Những lời này đã đánh trúng đáy lòng của Phùng Tuệ, đối với ba mẹ, không gì có thể so sánh được sự hiếu thuận của con cái.

Mà với sự hiểu biết của bà ta về hai đứa con gái, thì Tư Vũ biết quan tâm đến ba mẹ hơn Niệm Cầm: “Chỉ cần con có thể được tuyển vào đoàn văn công, giai cấp sẽ không tính là gì, mẹ biết con thích Cao Đại Quang, mẹ cũng có quan hệ tốt với chú thím Cao, yên tâm đi, có mẹ nói chuyện giúp con, nhà họ Cao sẽ gật đầu thôi.” Phùng Tuệ nói.

Trần Tư Vũ suýt thì không giả vờ được nữa.

Nhà họ Cao và nhà họ Trần có quan hệ tốt, từ khi Cao Đại Quang được tuyển vào không quân, nguyên thân đã theo đuổi anh ấy như gà mái nhỏ, người lớn hai nhà đã để ý từ lâu, nhưng tại sao hai nhà đều giữ im lặng, là bởi vì mẹ Cao không quan tâm đến cô gái xinh đẹp nhưng nói năng tùy tiện như Trần Tư Vũ.

Còn Phùng Tuệ thì sao, rõ ràng biết suy nghĩ của con gái nuôi, nhưng để trút giận cho mẹ Cao mà đã phớt lờ chuyện này.

Ở kiếp thứ nhất, nguyên thân quấn chặt không buông, hơn nữa còn mang thai nên mới kết hôn.

Nhưng mà kiếp này, Phùng Tuệ lại muốn làm mai?

Ngẫm lại, Trần Tư Vũ cảm thấy mình hăng quá hóa dở, sau này vẫn nên ít bày tỏ thái độ ở trước mặt Phùng Tuệ, để bà ta khỏi làm mai lung tung.

Bước xuống xe, nhìn năm chữ “Tổng đoàn văn công thành phố” to lớn, Trần Tư Vũ mới ôm ấp dự định trở lại với nghệ thuật thì có cảm giác, chợt nghe thấy một tiếng gọi từ xa: “Mẹ!” Và một tiếng gào thét thảm thiết: “Trần Tư Vũ!”

Ngoảnh đầu lại theo tiếng gọi, là Trần Niệm Cầm ngồi trên một chiếc xe buýt đối diện đường cái, ghé vào cửa sổ xe.

Khi chiếc xe buýt chạy vυ't đi xa, cô ta đập vào cửa sổ xe, gào lên.

Phùng Tuệ cũng quay đầu lại: “Tư Vũ, sao vừa rồi mẹ nghe có tiếng Niệm Cầm gọi mẹ nhỉ?”

“Mẹ, mẹ nghe nhầm rồi, là con đang gọi mẹ.” Trần Tư Vũ xách lạp xưởng qua, thân thiết khoác tay mẹ nuôi: “Người mẹ dịu dàng, hiền hậu, yêu thương con gái nhất thế giới, sẽ đưa con đến đoàn văn công báo cáo đấy!”

Kể từ khi bước vào thập niên sáu mươi, sau khi hệ tư tưởng trở nên nghiêm túc, các đoàn múa ba lê riêng đã bị cấm, biểu diễn ba lê quay trở lại đoàn ca múa.

Mà đoàn ca múa, cũng là đoàn dễ có diễn viên ưu tú nhất trong ba đoàn lớn.

Trần Tư Vũ rút lui để tuyển chọn vào đoàn ca kịch, chính là để tránh nữ chính trùng sinh Trần Niệm Cầm, không muốn cướp đi lợi thế của cô ta.

Nếu Trần Niệm Cầm biết điều thì tốt, nếu không biết điều, thì cô ta sẽ biết thế nào là thủ đoạn của biên kịch và đạo diễn át chủ bài.