Đó là vào mùa đông lúc cô ta bảy tuổi, năm đó rất lạnh, cô ta nhặt được một cây bút sáp màu xanh lam từ trong bãi rác, là một cây bút có hình dáng giống như con gấu, chỉ tiếc là phần chóp đã bị mất.
Nhà của cô ta cách bãi thu mua phế liệu không xa, ba thường xuyên để cô ta đến chỗ đổ rác nhặt chai không. Một cái chai thủy tinh có thể đổi được hai xu, ba mươi bảy chai là có thể mua được một chai rượu trắng chất lượng kém chất. Đôi lúc rượu sẽ khiến tâm trạng ông ta tốt lên, nhưng cũng có lúc sẽ đánh cô ta càng thảm hơn.
Chai thủy tinh cũng không dễ nhặt được, bởi vì người ở trong đó tìm đồ cũng không chỉ có mình cô ta. Ở khu tây, ông bà lão không có tiền dưỡng lão, còn có một đám trẻ con không ai quan tâm cũng thường xuyên đi lang thang đến đây để nhặt đồ.
Báo cũ, chai rượu, giấy bìa cứng, chỉ cần là đồ có thể đổi thành tiền đều không chờ đến lúc xe chở rác tiến vào. Nhưng những thứ rác này cũng không hoàn toàn là do bọn họ tạo ra, đa số trong đó đều là đến từ những nơi khác trong thủ đô.
Những người giàu vứt quần áo đã sử dụng, có gậy đánh golf có hơi bẩn, có miếng bánh bị hết hạn, những thứ này đều được những chiếc xe từ khắp các ngõ ngách trong thành phố lặng yên vận chuyển đến khu tây.
Những người thương nhân trung gian sẽ phân loại rác, bán giá thấp cho những người ở khu tây. Cho nên ở đây, mọi người có thể thấy có người mặc quần dài của Versace từ ba năm trước, cũng có thể nhìn thấy hàng xóm cạnh nhà đang dùng cây gậy đánh golf giá hơn ngàn tệ để đập nát vỏ lon chai trên mặt đất.
Mà cây bút sáp này không biết đã từng thuộc về đứa trẻ hạnh phúc nào, đứa trẻ đó may mắn sinh ra trong một gia đình giàu có, có thể dùng cây sáp màu đến mức bóng loáng mà vẫn còn hình dáng đáng yêu vậy.
Lúc nhỏ Thẩm Nguyệt đã đem chiếc bút sáp đó về và xem như báu vật, cô ta run rẩy vì lạnh vẽ hai con cá nhỏ, lại vẽ trời xanh mây trắng, cô ta vẽ những thứ ở xa xôi mà bản thân chưa từng nhìn thấy. Cho đến khi cây bút sáp chỉ còn là một hạt gạo bé xíu, không còn cầm được nữa, biến mất trên giấy.
Cô ta đã từng khát khao có thể có được công cụ để vẽ, nhưng điều cô ta mơ ước lại chỉ là thứ tiêu khiển, gϊếŧ thời gian cho người có tiền mà thôi.
Cô ta bỏ cây bút vẽ cuối cùng vào hộp giấy: “Đi thong thả, không tiễn.”
Thẩm Nguyệt nói xong thì xoay người vào nhà, cạch một tiếng đóng cửa chính. Lộ Duy sờ mũi một cái, ôm cái hộp đồ của mình vào sân.
Cũng khó tiếp cận thật đấy.
Cậu về đến nhà mở tivi, tin tức đang nói về chuyện xung đột trong thành phố. Mười mấy công nhân từ khu tây thành phố, bởi vì khí trời nóng bức, đến trưa đã mang cơm hộp đến công ty kinh doanh bất động sản ở gần đó để hưởng ké máy điều hòa và ăn cơm.
Nơi đó lấy lý do làm ảnh hưởng đến chuyện làm ăn của người ta, đuổi bọn họ đi, các công nhân không chịu, thậm chí có người nói mình cũng muốn đi xem phòng, yêu cậu nhân viên kinh doanh kia tiếp đón.
Tất nhiên nhân viên kinh doanh kia không chịu ăn nói khép nép đi hầu hạ một đám nghèo rớt mồng tơi, vì vậy hai bên xảy ra xung đột. Các công nhân cảm thấy bản thân đang bị kỳ thị và đối xử bất công, còn bên công ty bất động sản thì nói đối phương đang vô lý, cố ý kɧıêυ ҡɧí©ɧ.
Trong tháng này chuyện như thế đã là lần thứ tư rồi. Trước đó, phòng ăn rạp chiếu phim cũng xảy ra mâu thuẫn xã hội kiểu này. Trực giác nhạy bén của đặc công nói cho Lộ Duy biết, chuyện này không hề đơn giản như vậy. Đúng như dự đoán, tổ trưởng Nakamura đã gọi điện đến rất nhanh, cục an ninh nghi ngờ những chuyện này là do tổ chức phản chính phủ bày ra.