Trong phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân, không dưới 30 lần Lương Chương lấy cái đầu trên cổ ra uy hϊếp, ép Từ Thiếu Khiêm và Sở Vọng biến ba trang luận văn sau khi được tóm tắt kia thành bản thảo hoàn chỉnh để gửi đến
Báo Hội
hoàng gia Luân Đôn.
Thử tưởng tượng nhé: một người đàn ông Đông Nam Trung Quốc điển hình không quá cao, vừa gầy vừa đen như Lương Chương cầm trong tay một xấp tài liệu gồm ba trang, ngồi trên ghế gỗ, hai mắt sáng quắc tuyên bố: “Đây có thể là bài luận mang tính vượt thời đại! Dù bài viết này có bao nhiêu chữ, bao nhiêu trang, bao nhiêu tu từ, bao nhiêu dông dài đi nữa… Đừng nói là đám người ở Bắc Kinh, Thanh Hoa hay Nam Khai, dù đến người ‘trâu bò’ ở phòng thí nghiệm Cavendish cũng chỉ thế mà thôi, không phải mất mười tám năm mà cũng chưa ra ngô ra khoai gì đấy sao? Thử hỏi xem có tập san nào dám từ chối đăng bài này không!” Anh ta vỗ vào mấy tờ giấy, dõng dạc lớn tiếng, “Ai nỡ từ chối bài viết thế này!”
Từ Thiếu Khiêm tựa vào tay vịn trên ghế, giọng điệu cực kỳ nhạt nhẽo, thái độ lạnh lùng: “Dưới điều kiện đã có hơn mười triệu người đọc qua bài viết này, cậu càng phải rõ một điều: tới bà ngoại cậu cũng không có hứng nghe cậu nói nhảm, chứ đừng nói đến đám người xem xét bản thảo chuyên bới lông tìm vết kia. Nếu cậu không muốn chúng ta bị chế giễu thì càng phải viết cho rành mạch rõ ràng vào, lời ít nhưng ý nhiều. Lương Chương, cậu phải biết rõ, bài luận văn hiện nay trong tay cậu chỉ là đồ bỏ đi. Ngoài hai chữ bỏ đi, tôi không tìm được từ nào thích hợp hơn nữa.”
Lương Chương: “… Đây là đồ bỏ đi? Dựa vào đâu hả?”
Từ Thiếu Khiêm bồi thêm một câu: “Đúng thế, là đồ bỏ đi. Bản thảo thô cậu đưa cho tôi là bullshit. Bây giờ đã đỡ hơn rồi, là đồ bỏ đi.”
Sở Vọng không ngờ khi nhắc đến chuyên ngành, Từ Thiếu Khiêm lại có thể nói ra những câu độc địa như thế. Cô như nhớ lại cơn ác mộng hồi học thạc sĩ, vị giảng viên kia cầm kính đeo lên nhiều lần, mặt lạnh tanh đọc hết luận văn của cô, đọc đến đâu lại gạch đến đấy, cũng nói với cô rất nhiều lần: “Đọc không hiểu! Đừng trả treo với tôi là vì tiếng mẹ đẻ của chị không phải là tiếng Anh! Cách chọn từ đặt câu của chị không hề logic, đây không phải vấn đề ngôn ngữ!”
Cô hiểu rất rõ cảm nhận đó.
Một chậu nước lạnh xối tắt nhiệt tình, Sở Vọng nở nụ cười đồng cảm với Lương Chương.
“Viết lại toàn bộ những câu dài thành câu đơn – không cần phải ghép câu làm gì. Viết luận văn học thuật chứ không phải học Đỗ Phủ làm thơ, học thi nhân dốc lòng ngâm nga…”
Sở Vọng xoa đầu, đang nghĩ không biết nhắc đến Đỗ Phủ và thi nhân ngâm nga làm gì, thì Lương Chương đã lập tức lệ rơi đầy mặt tiếp lời: “Hai câu làm mất ba năm. Một ngâm, lã chã hai hàng lệ rơi?”*
(*Hai câu trích trong bài
Đề thi hậu
của
GiảĐảo, Trần Trọng San
dịch.)
Từ Thiếu Khiêm có cảm giác trẻ nhỏ dễ dạy, hài lòng gật đầu, “Có thể nói như vậy.”
Sở Vọng thật sự muốn quỳ lạy hai người.
***
Chỉ vì mỗi lần gạch đi một chữ là lại như đòi mạng Lương Chương, nên nhiệm vụ sửa nốt phần luận văn còn lại rơi vào tay Từ Thiếu Khiêm. Tuy chỉ cần sửa nội dung ba trang thôi nhưng anh lại mất gần một tháng. Phải cân nhắc chi tiết lại lần nữa, rồi thử điều chỉnh những thí nghiệm sai nhiều lần, sau cùng còn tiến hành tính toán vi phân; chải chuốt dàn bài luận văn, sửa lại những câu dài và rối rắm…
Chỉ cần Sở Vọng và Lương Chương có mặt ở phòng thí nghiệm thì nhất định cũng có mặt anh; còn lúc cô không đến, thỉnh thoảng tan học đi ngang qua bên ngoài phòng thí nghiệm, cửa sổ ở chỗ Từ Thiếu Khiêm ngồi vẫn sáng đèn.
Cũng vì vậy mà trong một tháng đó, số lần chị Từ có thể thấy Từ Thiếu Khiêm ít đi rất nhiều.
Nhưng chị Từ chỉ nói: “Cứ ở với tôi làm gì? Anh ấy mà không đến trường thì tôi cũng ép anh ấy đi.”
Chị Từ thường hay bảo Sở Vọng kể vài chuyện thú vị ở phòng thí nghiệm cho chị nghe. Cô kể hai câu chuyện bản thân thấy buồn cười, nhưng kể xong lại thấy chị Từ mặt mày khó hiểu, hỏi liền mấy câu nhưng cũng không hiểu nổi buồn cười chỗ nào. Dần dần, Sở Vọng cũng không biết nói thế nào nữa, chị Từ cũng thôi hỏi chuyện.
Chị Từ cười giải vây: “Tôi vẫn thích em đến chơi với tôi hơn. Gần đây tôi khỏe hơn trước rồi, mấy tháng nay ăn nhiều nên cũng mập lên mấy cân, em xem mỡ thừa của tôi này… Ôi chao.”
Mùa Đông trôi qua, đột nhiên chị Từ có hứng thú với thời trang mùa Xuân đang thịnh hành.
Ngày hôm ấy cô mặc váy lụa màu xanh, giữa những nếp gấp ẩn hiện thạch lựu đỏ thắm diễm lệ.
Chị Từ nói: “Đẹp thì có đẹp, rất tôn màu da, nhưng trông già quá, không đẹp bằng bộ váy đỏ nhạt khoác áo màu quả trám lần trước em mặc.”
Sở Vọng cười nói: “Cô của em cũng nói thế.”
Chị Từ bảo: “Cô út của em đúng là một người tuyệt vời.”
Sở Vọng cười bảo: “Cô út chê mắt thẩm mỹ của em, hay mắng em lắm.”
Chị Từ nói: “Em nhìn xem phong cách thời trang của bà ấy với các phu nhân ngày nay, có thể phê bình gì nữa?”
Sở Vọng nghiêm túc suy nghĩ, nói: “Hiện giờ có vẻ các phu nhân đang chuộng mặc áo khoác đen. Lúc cô út đánh mạt chược, em hay thấy vài phu nhân mặc như vậy, trông rất có khí thế. Cô út hay bảo: ‘Áo quần như thế thì người phải gầy và trắng thì mặc mới đẹp. Không hiểu nổi vì sao đám người kia, cứ hễ kết hôn là lại phát tướng tăng cân, mặc thêm áo khoác lông càng làm mình mập lên. Nhưng con gái trẻ thì mặc không được, bởi vì trông khá già’.”
Thật ra nguyên văn của cô út là: “Nhưng làm vợ rồi sinh con thì sẽ có phúc.” Cô cân nhắc trước sau, quyết định lược bỏ đoạn đó đi. Sau đó lại bổ sung một câu: “Cho nên cô mặc thế này là hợp lắm rồi ạ.”
Chị Từ nghe thế thì rất vui, lại bảo cô đề cử mấy người thợ may.
Sở Vọng nói: “Tuy giờ đang đầu xuân, nhưng chỉ chớp mắt Hương Cảng sẽ vào hè. Nếu mời thợ may đến, còn chưa kịp mặc đồ đã phải may thêm quần áo mùa hè. Nên khi đến Thượng Hải, cô út thường tới tiệm thời trang thử quần áo, không cần mời thợ may làm gì.”
Chị Từ lại hỏi tên cửa hàng thời trang.
Sở Vọng nhớ lại rồi đáp, “Hình như có một tiệm tên là Lưu Du và Phẩm Phúc thì phải… Hình như tên là thế, em cũng không chắc lắm. Để hôm nào em hỏi cô út bao giờ đi Thượng Hải, nhờ cô ấy mang mấy bộ vừa số đo của cô về là được ạ. Cô em nghe nói cô và giáo sư Từ luôn quan tâm chăm sóc em, vẫn không biết nên đền đáp thế nào.”
Chị Từ cũng không từ chối. Một lúc sau, chị lại hỏi, “Mấy ngày nay trong trường bận lắm à, sao không thấy Văn Dữ đến chơi?”
Sở Vọng cười nói: “Anh ta hả, quen bạn gái rồi.”
Chị Từ cảm thấy hứng thú, hỏi là con gái nhà ai.
Sở Vọng lúng liếng đôi mắt, đối phó trả lời, “Là một cô gái từ đại lục đến, thi ca đều biết, là một cô gái rất tốt.”
Gần đây chị Từ rất có hứng thú với nhiều chuyện, nghiêm túc đặt câu hỏi, nhưng lại không có thấy có phản ứng lắm với câu trả lời của Sở Vọng. Có lẽ vì bị bệnh quanh năm suốt tháng, bây giờ thân thể khỏe hơn đôi chút, năng lượng toàn thân đều dùng để sinh trưởng tế bào nên suy nghĩ không theo kịp.
Sở Vọng ở lại nói chuyện với chị Từ cả một ngày, lúc về thì tình cờ gặp Diệp Văn Dữ đến thăm chị Từ. Hai người đối mặt, tùy ý trêu ghẹo đôi câu rồi Sở Vọng để anh ta đi vào.
“Vừa nhắc Tào Tháo thì Tào Tháo đến.” Chị Từ trông thấy anh ta, chống cằm cười cười.
Diệp Văn Dữ nói: “Thím và em ấy nói gì cháu à?”
“Có bạn gái mà còn giấu giếm, không nói gì với thím luôn hả?” chị Từ giận mắng.
Diệp Văn Dữ cười ha ha: “Gia giáo cô ấy nghiêm lắm. Mỗi lần hẹn cô ấy ra ngoài là phải dẫn theo vài ba người đi cùng, không thể làm xấu danh tiếng của cô ấy được. Xin thím giữ bí mất hộ cháu.”
Chị Từ cười gật đầu.
Qua một lúc, chị lại hỏi: “Cháu cảm thấy so với hồi Sở Vọng mới đi học thì bây giờ có gì khác không?”
Diệp Văn Dữ bật cười: “Hình như đẹp ra rất nhiều? Dạo gần đây trong trường lén lút bầu chọn hoa khôi, mấy tháng nay em ấy lại bỗng dưng nhảy ào vào bảng xếp hạng. Có lúc ở trên lớp, cánh nam sinh cứ chọn chỗ ngồi gần em ấy.” Có lẽ bình chọn hoa khôi trường
là trò tiêu khiển trên lớp của các cậu chàng trong độ tuổi này. Tuy nói chỉ là đùa vui, song kết quả vẫn đáng để tham khảo.
“Vậy em ấy thế nào?”
“Em ấy hả? Cả ngày cũng chỉ biết giải phương trình vi phân và làm thí nghiệm vật lý. Hình như chưa bao giờ để ai vào mắt cả.”
Chị Từ mỉm cười, hiểu được sự thay đổi của Sở Vọng trong hơn nửa năm qua, không chỉ mỗi việc cao lên. Chính chị cũng bước ra từ thâm môn đại viện, biết rõ khuê nữ nhà giàu và nhà bình thường được dạy dỗ khác nhau như thế nào. Từ lời ăn tiếng nói của Sở Vọng toát lên sự trang nhã hiếm có. Mà sự trang nhã đó lại bao hàm rất nhiều cấp bậc lễ nghĩa của triều đại mới thể hiện qua đôi mắt sáng rực và nụ cười tự tin ấy, khác với sự khoan thai thi lễ của khuê tú thời xưa. Nhưng chị biết, những lời ăn tiếng nói đó đâu phải là giáo dưỡng do nhà bình thường dạy dỗ là ra. Với vốn từ ngữ hiện đại ít ỏi của chị Từ: đó là cử chỉ văn nhã lễ độ, là một cô gái quý tộc kiểu mới chân chính.
Ngoài sự khác biệt ở phong thái ra, điểm khác nhất còn đến từ bề ngoài của Sở Vọng. Cơ thể nảy nở cao hơn, mái tóc đen nhánh xoăn nhẹ cong lên, càng khiến dải ngân hà trong đôi mắt đen lấp lánh tinh nghịch, chóp mũi cao nom thật hoạt bát, khóe môi khẽ cong cong, dù lúc không cười cũng khiến người ta có cảm giác cô đang cười nhìn mình: là một nụ cười mỉa mai khi nhìn thấu mọi sự. Có lúc bạn sẽ rất ghét “nụ cười” đó, vậy nhưng lại chẳng thể nổi giận với một cô gái bé nhỏ như thế được, thế là đánh biến thành khiển trách, rồi dần dà sự khiển trách ấy lại vô tình biến thành yêu thích từ trong thâm tâm.
“Là một cô gái tốt. Đã đẹp lại thông minh, ai mà chẳng thích?” chị Từ cười x nói, dù có mặt người ngoài thì chị vẫn không che giấu sự yêu mến với Sở Vọng.
Mà vào những lúc như thế, Từ Văn Quân thường im lặng nhìn chị – nhìn với ánh mắt như một bác sĩ nhìn bệnh nhân bị bệnh nặng không thể nào chữa khỏi – im lặng chuẩn bị bài vở của mình, đi vào phòng.
***
Cuối cùng thì “Sự tồn tại của nơtron” được rút gọn còn một trang rưỡi.
Ngày hoàn thành bản thảo, Từ Thiếu Khiêm mời Sở Vọng và Lương Chương đến đọc qua một lượt, hai người cũng bày tỏ không cần sửa gì.
Chỉ có một điều…
Lương Chương cau mày: “Vì sao tên tác giả đầu tiên lại là tôi?”
Từ Thiếu Khiêm cười bảo: “Là ai cũng như nhau cả. Học vị của tôi không lên được nữa nên không cần thêm hư danh làm gì. Còn cậu đấy, cậu cũng nên tìm vợ mà thành gia lập thất cho rồi.”
Lương Chương nói: “Tôi không lo chuyện đó. Theo như cậu nói, không bằng đề tên bé con làm tác giả đầu tiên đi. Không phải như thế thanh danh sau này sẽ vang dội hơn sao? —— Đại học Hương Cảng có một thiên tài! Kiểu gì mọi người cũng muốn đến học cho xem.”
“Tuyệt đối không được.” Từ Thiếu Khiêm càng cau mày: “Em ấy còn nhỏ, không gánh nổi trách nhiệm ấy. Nếu sau này em ấy bị tổn thương vì chuyện đó, cậu có gánh nổi không?”
Lương Chương cười khà: “Tôi đùa thôi mà, nghiêm túc thế làm gì?”
Có điều khi cầm bản thảo đến phòng in trong trường để nhân viên đánh máy người Nga in ra, Sở Vọng và Lương Chương tự tiện quyết định, đồng lòng sửa tên tác giả đầu tiên thành hai chữ “Từ Lai”.
Đặt luận văn vào phong bì rồi dán kín, ba người bắt đầu chọn xem nên gửi đến tập san nào.
“Đương nhiên sẽ là
Báo
Hội
hoàng gia Luân Đôn
rồi!” Lương Chương phát ngôn cực kỳ đanh thép, “Để cho đám ngu si Cavendish, Viện Vật lý lý thuyết Copenhagen và sở nghiên cứu Leiden cả vυ' lấp miệng em phải coi chừng!”
“Không! Báo Hội hoàng gia gì chứ!” Sở Vọng như muốn lật bàn: “Phải là báo
Khoa học Tự nhiên!”
“Báo Hội hoàng gia!”
“Khoa học Tự nhiên!”
…
Từ Thiếu Khiêm cười lắc đầu, giải thích với Lương Chương: “Đngs là học sinh ở vùng thuộc địa Anh biết về Hoàng gia Anh nhiều hơn, nhưng tôi nghĩ vẫn nên chọn Khoa học Tự nhiên thì hơn.”
Lương Chương ôm đầu gào thét: “Du học sinh Âu Mỹ các cậu toàn xem thường dân du học New England* chúng tôi! Tôi biết mà!”
(*Chú thích của tác giả: New England là cách nói của thời kỳ dân quốc khi nhắc đến New Zealand.)
Từ Thiếu Khiêm cười nói: “Không phải thế.”
“Chính cậu như vậy!”
Từ Thiếu Khiêm vẫn mỉm cười: “Tôi chỉ xem thường cậu thôi.”
Sở Vọng vỗ tay cười to.
Đến cuối cùng vẫn chọn gửi luận văn đến nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên. Ba người bước ra khỏi bưu cục, một lần nữa Lương Chương không kìm nén nổi cơn hưng phấn, đứng ngay trên đường cười to, miệng hét lớn: “Sau này gặp mặt xin hãy ngưỡng mộ tôi! Bất luận là đại học Bắc Kinh hay đại học Nam Khai, hay thậm chí là Cavendish và Laiden!”
Anh ta vừa cười vừa chạy vòng vòng, còn khuỵu gối xuống hôn lên mặt đất: “Nơtron! Anh yêu em!”
Sở Vọng và Từ Thiếu Khiêm lặng lẽ tránh ra xa.
Dạo gần đây Từ Thiếu Khiêm khá trầm, chỉ cần yên lặng là anh lại chau mày. Có điều Sở Vọng biết, đó là trạng thái khi một người đang suy tính điều gì đấy.
Hai người bước đi cùng nhau một quãng, Sở Vọng im lặng nhìn anh, bụng nghĩ: một thời gian dài sau khi tìm ra Nơtron, cánh cửa mở ra đầu tiên chính là Vật lý thiên văn*: Sao đặc, sao nơtron, sao già và sao lùn trắng, vân vân… Nhưng về phản ứng phân hạch, phải sáu năm sau khi nhà khoa học nữ tình cờ đi dạo mới nghĩ đến**.
(*Cho những ai đã quên, Từ Thiếu Khiêm là giáo sư hai bộ môn Vật lý thiên văn và Vật lý hạt nhân.)
(*Lise Meitner trong lúc đi dạo trên bãi tuyết, bà bất chợt nghĩ đến hình ảnh
các hạt nhân nguyên tử đang nhảy nhót và còn có thể nghe thấy
âm thanh giòn giã khi nguyên tử bị phân chia, từ đó tìm ra nguyên nhân đằng sau việc nhiều lần thí nghiệm thất bại.)
Vậy vào lúc này, Từ Thiếu Khiêm đang nghĩ đến hằng tinh mật độ cao, hay là sau khi phân tách hạt nhân urani, thành phẩm có được lại không bằng trước?
Nếu là vế trước, vậy thì cô còn có rất nhiều thời gian để kỳ vọng “Sự tồn tại của nơtron” sẽ mang đến tiếng tăm lừng lẫy cho đại học Hương Cảng, có thể đưa đến rất nhiều người thanh danh hiển hách.
Còn nếu là vế sau, với cục diện hiện tại, phải làm thế nào thì mới thắng được các tuyển thủ mạnh trong cuộc chạy đua nước rút đây?