Thanh Triều Ngoại Sử

Chương 12: Nghi ngờ

Công danh, bọt nước tựa bèo mây

Gác gấm, lầu cao được mấy ngày?

Tưởng đâu sung sướиɠ, cười khây khẩy

Hóa ra toàn mộng, mấy người hay?

Mạt kiếp thời suy, vô biên trị

Càn khôn dịch chuyển, thấy người xoay!

Sáng ngày hôm sau, Tần Thiên Nhân lại gặp Cửu Dương ở luyện võ đường đằng sau chùa Thanh Tịnh, vẫn với dáng ngồi ưu sầu ủ rũ một mình trên phiến đá xanh hệt như ngày hôm trước. Tần Thiên Nhân thấy hơi kỳ lạ bèn bước lại nói:

-Thiên Văn, sao đệ lại ở đây một mình, đệ không sao chứ?

Cửu Dương đang ngồi khoanh đôi tay, cúi đầu xuống trầm tư suy nghĩ một chuyện, chàng nghe vậy thì ngẩn lên mỉm cười lắc đầu.

Đã lâu rồi huynh đệ họ hai người không có dịp nói chuyện riêng lẻ với nhau, ai cũng bận rộn với nhiều việc riêng.

Hai người đi dạo trên lối sỏi sau chùa Thanh Tịnh.

Mới bang đầu là hàn quyên tích cũ, được một lúc thì Cửu Dương chép miệng thở dài một hơi.

-Kiếp người ngắn ngủi mấy chục năm, thoáng chốc đã chỉ là cát bụi. Con người đối với nhau lại thường xuyên ganh đua, đấu đá, trong “tình, danh, lợi” mà ngày đêm hao tâm tổn chí, cuối cùng cũng chẳng mang gì theo được.

Tần Thiên Nhân khẽ gật đầu.

Cửu Dương lại tiếp:

-Người xưa thường nói có lương thực ngàn gánh cũng chỉ ăn một ngày ba bữa, có căn nhà lớn cũng chỉ ngủ ở một gian, báu vật đầy kho trong lòng vẫn có buồn phiền, quan to lộc hậu cũng là đi làm hàng ngày, vinh hoa phú quý cũng chỉ là thoảng qua như mây khói! Vậy, sống trên đời vì sao cứ phải tranh giành?

Tần Thiên Nhân biết sư đệ đang có tâm sự, chàng quay nhìn Cửu Dương:

-Sáng nay dường đệ như có nhiều tâm sự, đệ không sao chứ?

Cửu Dương khẽ lắc đầu.

-Không đúng - Tần Thiên Nhân nhìn Cửu Dương lom lom - Huynh thấy hình như đệ đang có tâm sự gì.

Cửu Dương tiếp tục lắc đầu.

Tần Thiên Nhân dừng bước hẳn, đưa mắt nhìn bâng quơ lên ngọn sầu đông trụi lá, nhẹ giọng nói:

-Chúng ta là huynh đệ cùng chung huyết thống với nhau, Thiên Văn à, nếu có việc gì đệ cứ việc nói, huynh nhất định sẽ giúp đệ.

Cửu Dương cũng dừng chân trong im lặng, lòng chàng rối tợ tơ vò.

-Đệ nói ra đi - Tần Thiên Nhân quay sang đặt tay lên vai em trai, ôn tồn bảo - Huynh sẵn sàng nghe, với huynh đệ là uyên bác nhất, trong cuộc đời huynh chỉ phục có ba người, một là tổng đà chủ, hai là sư phụ, người thứ ba chính là đệ.

Cửu Dương nở một nụ cười buồn:

-Những điều đệ biết chỉ như nắm lá trong rừng mà thôi.

Hai người tiếp tục bước đi.

Cửu Dương sau hồi lựa lời không được, quyết định chi bằng nói thẳng, chàng hạ giọng bảo:

-Nhị ca à, huynh có thấy dạo này trong hội dường như có chuyện gì khó hiểu?

Tần Thiên Nhân nhíu mày suy nghĩ lời này, Cửu Dương nói thêm:

-Chuyện tổng đà chủ tự dưng quyết định đi quy ẩn, đệ suy đi nghĩ lại mãi, cũng thấy không giống tác phong của người. Thêm vào đó, người lại chọn phương thức viết thư chứ không mở hội đường từ giã một ai.

Nếu tổng đà chủ thật có ý rời xa thế tục, thì theo đệ, với tánh tình của người hẳn ít nhất phải nói một lời với Lữ thúc chứ.

Người sư thúc mà Cửu Dương nói là Lữ Lưu Lương.

Tần Thiên Nhân hãy còn giữ im lặng.

Cửu Dương lại nghĩ tới một chuyện khác nữa, lúc người đó đánh ra chưởng pháp đó… giờ đây nhớ lại chàng bỗng thấy ớn lạnh toàn thân.

Cửu Dương bèn đem ngờ vực trong lòng hết thảy một lần nói ra với Tần Thiên Nhân.

Nhưng Tần Thiên Nhân cứ cho là khi đó là do Khẩu Tâm nghiêm túc trong lúc tập luyện võ nghệ, không thể lấy đó mà trách huynh ấy được.

Tần Thiên Nhân cười nói như đúng rồi, làm cho trong lòng Cửu Dương đã rối lại càng thêm rối.

-Vậy… - Cửu Dương cố vớt vác - Huynh nhận thấy đại ca lúc này thế nào?

-Đại ca thế nào? - Tần Thiên Nhân nói - Huynh thấy huynh ấy vẫn như cũ.

Cửu Dương lắc đầu:

-Còn đệ thì thấy khác.

-Khác thế nào?

Ừ nhỉ, Cửu Dương ngớ ra một lúc lâu, chàng cũng không biết khác là khác thế nào, khác ra sao, chàng phải giải thích cái lẽ khác thường đó bằng ngôn từ gì cho Tần Thiên Nhân hiểu?

Chỉ là một cảm nhận rất đỗi mơ hồ, chàng cảm thấy đại sư huynh có gì đó hơi khác so với hồi trước khi bảy người bọn chàng đi hành thích Khang Hi tiểu hoàng đế ở Quan Âm Tự.

Chàng nhớ là sau khi Khẩu Tâm về đến Giang Nam, có vài lần chàng gặn hỏi, mãi cũng không biết làm cách nào y có thể phá vòng vây để trở ra ngoài được?

Còn đang xấp đặt các nghi vấn lại trong đầu rồi đưa ra chứng cớ thiết thực, Cửu Dương không hay hai người đã đi đến gần ngôi mộ của nghĩa phụ chàng.

Nhớ năm xưa khi Khẩu Tâm xuống tóc xuất gia, thì cái pháp danh Khẩu Tâm chính là do Mã Lương đặt cho, chứ ngay cả bản thân Khẩu Tâm cũng chẳng biết tên thật của mình là gì nữa.

Khẩu Tâm vốn là một cô nhi rửa bát cho các tửu lâu ở Hàng Châu, người trong xóm quen gọi chàng là Tiểu Sửu vì chàng có gương mặt vừa to lớn lại đen đúa như than.

Sở dĩ Mã phu tử đặt biệt danh Khẩu Tâm như vậy là vì ông nói ông muốn chàng phải đặc biệt chú trọng đến lời ăn tiếng nói của mình.

Mã Lương bảo lời nói đã nói ra như mũi tên đã bắn đi, khó mà thu lại được. Hoặc chàng sẽ làm người khác bị thương, hoặc sẽ biến chính mình thành nạn nhân. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi nói.

Thêm vào đó Mã Lương muốn Khẩu Tâm sẽ nói những lời an ủi và động viên những ai đang nản lòng. Những người lên viếng chùa Thanh Tịnh, ông hy vọng Khẩu Tâm sẽ cho họ một cái siết tay, một nụ cười, một lời nói của chàng có thể tiếp thêm sức mạnh để người nghe được vững tin mà bước tiếp.

Hôm nay là ngày giỗ của Mã Lương.

Khẩu Tâm đứng trầm tư bên ngôi mộ phu tử đốt giấy vàng mã.

Trên những tấm giấy tiền âm phủ đều viết Tam Bất Luật.

Một xấy giấy vàng mã trên tay Khẩu Tâm bị gió thu cuốn cho bay tứ táng.

Một vài tờ vô tình bay đến dưới chân Tần Thiên Nhân, bèn cúi xuống nhặt lên một tờ, thấy trên đó ghi ba điều luật cơ bản do Mã Lương đặt ra cho các thành viên trong hội, là “bất đầu phục Thanh triều, bất bán rẻ huynh đệ, và bất tham nhũng gia sản.”

Khẩu Tâm đứng ngẩn ngơ bên mộ Mã Lương đốt giấy vàng mã một lúc, rồi lau khô nước mắt để đọc tiếp:

-Một cứu nghĩa sĩ nhân giả, hai cứu hiếu tử hiền tôn, ba cứu tiết phụ trinh nghĩa, bốn cứu lê dân khổ nạn.

Và đọc thêm câu:

-Một gϊếŧ tẩu cẩu Mãn Thanh, hai gϊếŧ tham quan ô lại, ba gϊếŧ thổ hào ác bá, bốn gϊếŧ hung đồ ác đảng.

Tần Thiên Nhân và Cửu Dương đứng nghe Khẩu Tâm đọc bát đại giáo điều của bang hội Đại Minh Triều, cũng là do Mã Lương viết ra.

Lại nghĩ tới năm xưa có lần Khẩu Tâm bị Cửu Nạn sư thái phạt ba đao sáu lỗ, vì chàng phạm phải bang pháp.

Khi đó Khẩu Tâm quỳ xuống nói với sư thái rằng:

-Đệ tử đã phạm phải điều đại giới, trong lòng bàng hoàng sợ hãi.

Nghiêm túc đem hết mọi việc trước sau trình lên tổng đà chủ, cúi xin khai ân xử lý.

Lời cung của Khẩu Tâm tới đó là hết.

Mã Lương thấy vị tiểu hòa thượng này tuổi còn nhỏ dại khờ, đã đến xin cho Khẩu Tâm.

Ba đao sáu lỗ nghĩa là dùng dao nhọn tự đâm ba nhát vào đùi. Ba đao này phải xuyên thủng đùi từ trước ra sau nên mới gọi là ba đao sáu lỗ.

Sư thái nghe lời Mã Lương, giao Khẩu Tâm cho Mã Lương cảm hóa.

Mã Lương nói với Khẩu Tâm:

-Con đã phạm phải một trong tám giới luật, may mà lỗi không đại ác. Nếu chịu hối cải, thì như Ngã Phật đã nói, tội thập ác cũng có thể tha, huống chi là lỗi này. Nếu còn tái phạm, thì lập tức trục xuất ra khỏi sư môn.

Mong con tự mình lo liệu, theo yếu chỉ Phật môn mà cẩn thận hành sự.

Kể từ đó Khẩu Tâm theo Mã Lương học đạo thánh hiền, chàng thuộc lòng những câu như: nhân chi sơ, tính bổn thiện; tính tương cận, tập tương viễn. Cẩu bất giáo, tính nãi thiên; giáo chi đạo, quý dĩ chuyên.

Tử nói phàm con người ta mới sinh ra đều có cái bản tánh tốt lành. Vì cái tánh lành ấy giống nhau nên giúp họ gần nhau.

Nhưng khi lớn lên, hòa nhập với xã hội, nhiễm nhiều thói tục ở đời khiến cho tính tình của họ khác đi và thành ra xa nhau. Nếu như con người ta chẳng được giáo dục, dạy dỗ thì tánh lành thuở ban đầu ấy sẽ trở nên thay đổi tùy theo môi trường mà họ tiếp xúc…

Lại nói tiếp chuyện Tần Thiên Nhân và Cửu Dương.

Tần Thiên Nhân hiểu rõ Khẩu Tâm có địa vị rất quan trọng trong tổ chức.

Nếu người này có lòng nào thì sẽ là một tổn thất thật hết sức đáng sợ.

Nhưng sau khi Tần Thiên Nhân thấy cảnh Khẩu Tâm trầm ngâm trước mộ Mã Lương, Tần Thiên Nhân liền xóa cái ý nghĩ mà Cửu Dương nói ra khỏi đầu chàng, nhanh chóng phủ nhận Khẩu Tâm là một người như vậy.

Tần Thiên Nhân nói:

-Đại ca trong bao năm qua đã cùng chúng ta vào sinh ra tử, lần trước lại còn xả thân thích sát tiểu hoàng đế, con người huynh ấy, theo huynh nghĩ thì chúng ta không nên nghi ngờ.

Huynh ấy làm vậy chắc có nguyên do gì đó, chỉ cần không phạm bang quy là được.

Còn những chuyện khác, theo huynh thì chúng ta không nên truy cứu làm gì, để tránh làm tổn thương hòa khí giữa huynh đệ chúng ta.

Tần thiên Nhân còn nói nhiều nữa, sau cùng đặt tay lên vai Cửu Dương, nói:

-Dùng người thì không nên nghi ngờ họ, còn nếu không tin họ thì chớ nên sử dụng họ.

Trong lòng Cửu Dương chợt cảm thấy u buồn.

Chàng đương nhiên hiểu sư huynh chàng nói đến chuyện Tào Tháo và Dương Tu.

Năm xưa Tào Tháo là một người tuy đa nghi nhưng mến trọng người tài, sử dụng người tài rất khéo nên sẵn sàng bỏ qua những xích mích trong quan hệ với Dương Bưu để dùng Dương Tu.

Nói tới Dương Tu, y tự là Đức Tổ, là con trai của Dương Bưu, một đại thần dưới triều vua Hán Hiến Đế, ông nội là Dương Tứ, kỵ nội là Dương Chấn đều làm quan to dưới thời Đông Hán. Cha Dương Tu vốn là một số rất ít trung thần dám phản đối quyền thần lấn át thiên tử, trước là Đổng Trác, sau này là Tào Tháo. Vợ của Dương Bưu vốn là em gái Viên Thuật.

Viên Thuật lúc đó công khai xưng đế chống triều đình. Tào Tháo vốn không ưa Dương Bưu, bèn nhân đó lệnh bắt giam ông định gϊếŧ. Nhưng nhờ có Khổng Dung can gián về đức độ của ông, Tào Tháo bèn thả ông. Biết nhà Hán sắp mất không thể cứu vãn được, Dương Bưu bèn cáo bệnh xin về ở ẩn.

Tuy nhiên Dương Tu lại phục vụ dưới trướng Tào Tháo.

Ông là người có tài, nhiều lần giúp Tào Tháo xử lý tình huống rất thông minh.

Dương Tu được Tào Tháo cho hầu cận trong phủ, thường xuyên cho ở bên kể cả khi ở trong kinh thành cũng như xuất quân. Tào Tháo đối đãi với Dương Tu đúng theo câu nói nổi tiếng của ông "Dùng người thì phải tin, mà đã không tin thì không dùng."

Cửu Dương nghe Tần Thiên Nhân nhắc đến câu nói của Tào Tháo, biết sư huynh không coi trọng những nghi ngờ của mình, trong lòng buồn vô hạn.

Nhưng chàng không trách Tần Thiên Nhân được.

Cửu Dương biết Tần Thiên Nhân là một người trọng nghĩa khí, nhất là trong tình huynh đệ.

Mà bảy người đương gia lại cùng nhau lớn lên, từ tấm bé đã cùng nhau ăn chung một mân, ngủ chung một giường, đắp cùng một tấm chăn.

Tình cảm đồng môn thân thiết khắn khít nhau còn hơn Lưu - Quan - Trương kết nghĩa vườn đào nữa.