Cẩm Nương dẫn mẫu thân đi gặp Trần nương tử, nào ngờ hai người vừa gặp mặt liền đều hết sức kinh ngạc. La Ngọc Nga kinh ngạc vì Trần nương tử thân là phận nữ nhi, vậy mà lại ở trong một dinh thự tốt như thế. Hành lang hai bên rộng rãi và có mái che, sân viện lát gạch xanh phối cùng hoa phấn, hai nha hoàn thắt khăn đỏ đứng hầu trước cửa vòm, một tiểu tú nương nhỏ bé lại có thể khí thế như vậy.
Lại nói Trần nương tử xưa nay rất mến mộ Ngụy Cẩm Nương, cô nương này thông minh, khéo ứng biến, chịu khó chịu khổ, ở trong tú phường luôn là người đến sớm nhất, đi trễ nhất. Tay nghề thêu vốn dĩ thường là nương truyền con gái, nhưng nàng là người duy nhất vào nghề mà chẳng biết gì, lúc đầu ngay cả cách chia chỉ cũng không biết. Nghe nói nàng đã gom góp được mười mấy quan tiền, lén đem đi học cắt may. Bây giờ ở phường thêu, tay nghề của nàng thuộc hạng nhất nhì, bởi vậy Trần nương tử mới đặc biệt yêu cầu đưa nàng đi cùng.
Chỉ là đứa nhỏ Cẩm Nương này, những thứ khác đều tốt, chỉ là dung mạo chỉ có thể xem là tầm thường, vì thân hình mập mạp, thịt che mờ cả đường nét, trông rất thật thà chất phác. Không ngờ mẫu thân nàng lại là một mỹ nhân thanh mảnh, trắng trẻo, dáng dấp cực kỳ xinh đẹp. Ai mà đoán được hai người ấy lại là mẫu thân con chứ.
Nhưng nàng không nói ra những điều này, chỉ cảm thấy rất kinh ngạc.
La Ngọc Nga thì có nhiều điều muốn hỏi: "Trần nương tử, ta nghe nói con gái ta sắp theo cô đến Biện Lương, việc này là thật sao?"
"Thật đấy, người ta cũng đã chọn xong rồi. Thêu phẩm của họ ta đều đã đem trình cho phu nhân phủ công gia xem qua." Trần nương tử lại không cảm thấy có ai sẽ từ chối, đây là cơ hội tốt biết bao.
Nhưng La Ngọc Nga lại nói: "Nhưng nơi đó nhà cao cửa rộng, ngộ nhowx con bé bị đánh thì phải làm sao?"
Đó là điều nàng lo lắng nhất với tư cách một người mẫu thân.
Trần nương tử mỉm cười nói: "Bà lo xa rồi, càng là nhà cao cửa rộng càng biết giữ thể diện, thường thích đối đãi nhân hậu với người khác. Ngược lại là mấy nhà phất lên từ nghèo hèn mới hay ức hϊếp người. Huống hồ, ta nói một câu không sợ ngài chê, ở Giang Lăng chúng ta, người có chút bản lĩnh chẳng phải đều chạy đến Lưỡng Chiết, hoặc đến Biện Kinh sao. Nếu Cẩm Nương đến được Biện Kinh, sau này dựa vào tay nghề được chủ gia coi trọng, rồi được gả cho nhà tử tế, chẳng phải cuộc sống còn tốt hơn nơi này sao."
Nói đến đây, nàng lại liếc nhìn La Ngọc Nga: "Bà thấy cái hộp ta bảo người khiêng ra ban nãy chứ? Đó là người ta mang tới để đi cửa sau đấy, nhưng ta chỉ coi trọng tài năng và năng lực, xưa nay chẳng để mắt đến mấy kẻ không có bản lĩnh. Người ta còn cầu xin được đi Biện Kinh, cơ hội tốt thế này mà bà lại không đồng ý?"