Quá Tiết thầm thở dài. Cô nương nhà mình cái gì cũng tốt, chỉ có điều không biết trang điểm lại còn thích tự tay làm. Ngăn cũng không được.
Ân Tranh chỉnh đốn xong xuôi liền dẫn Quá Tiết đến thỉnh an lão phu nhân.
Dù đã cao tuổi nhưng do xuất thân từ võ tướng nên lão phu nhân vẫn khỏe mạnh. Ân Tranh tới đúng bà đang dùng bữa sáng với một bàn đầy món ngon, nàng lấy thêm đôi đũa và tiến hành ăn trực.
No bụng, Ân Tranh lại đến chào đích mẫu là phu nhân họ Ân.
Phu nhân tuổi gần tứ tuần với phong thái nho nhã. Nghe nói trước khi xuất giá, bà là một trong những tài nữ nổi tiếng Ung Đô. Sau khi lấy chồng vẫn đam mê thơ phú dù quản lý nội viện. Nhưng thực quyền lại nằm trong tay của Lưu ma ma, tâm phúc của bà.
Chào hỏi xong, Ân Tranh về viện mình lấy cầm để đi học cùng nữ phu tử.
Cùng lớp với nàng còn có Tứ tiểu thư Ân Mộ Tuyết, con đẻ của phu nhân.
Khác với Ân Tranh chỉ mang theo Quá Tiết, Ân Mộ Tuyết dẫn theo hai đại nha hoàn cùng hai nhị đẳng nha hoàn, tạo thành một đoàn ồn ào náo nhiệt.
Nữ phu tử dạy đàn nhíu đôi mi thanh tú. Đợi hai nha hoàn nhị đẳng bày xong đàn lên bàn rồi rút lui, nàng ta mới bắt đầu giảng bài.
Ân Mộ Tuyết chẳng ưa đàn ca nên tan học là chuồn thẳng. Chỉ còn Ân Tranh ở lại hỏi thêm vài điều.
Quá Tiết bị gọi đi đun nước pha trà khiến trong phòng chỉ còn nữ phu tử và Ân Tranh.
Nữ phu tử ngồi cạnh Ân Tranh, tay đặt lên mặt đàn. Nhìn từ xa như đang sửa tư thế Cho nàng nhưng thực ra lại đang thì thầm: "Đồ đạc đã lên bờ, trong hai ngày sẽ chuẩn bị xong."
Ân Tranh bắt chước động tác gảy đàn. Tiếng nói nhẹ nhàng hòa vào khúc nhạc: "Ngươi vất vả rồi."
Nữ phu tử khẽ cúi đầu thoáng lộ vẻ cung kính.
Hôm sau, ngày mười bốn tháng Giêng, là ngày đầu Ung Đô dỡ tiêu cấm.
Từ sáng sớm các phủ đệ ngõ hẻm đã nhộn nhịp.
Khi Ân Tranh đến chào lão phu nhân thì phu nhân cũng ở đó, tiết kiệm cho nàng một chuyến đi.
Nhân dịp lễ, các phu tử được nghỉ ba ngày. Ân Tranh không phải đến lớp nữa nên định ngồi lại với lão phu nhân để gϊếŧ thời gian.
Nhưng trước khi phu nhân rời đi, bà ta bỗng nói: "Con thấy A Tranh cũng đã lớn nên học quản gia mẹ ạ. Nhân tiện hai ngày tới phủ bận rộn, mẹ cho con mượn A Tranh để giúp đỡ con với nhé."
Lão phu nhân tính cách võ gia lại chỉ nuôi hai con trai nên luôn sợ mình thô lỗ làm hư Ân Tranh. Nghe vậy liền gật đầu đồng ý.
Ân Tranh bị dẫn đi trong nghi hoặc. Việc trong phủ đều do Lưu ma ma xử lý mà phu nhân lại là người nhàn rỗi nhất, sao đột nhiên nhờ nàng giúp?
Quả nhiên, phu nhân dừng bước nhìn Lưu ma ma. Lưu ma ma gật đầu nói: "Nhị tiểu thư đi theo lão nô."
Ân Tranh không hỏi thêm, thi lễ rồi đi theo.
Lưu ma ma dẫn nàng đến tiểu Phật đường trong phủ, nơi đã bày sẵn kinh sách và văn phòng tứ bảo.
Ngẩng cao đầu với ánh mắt không giấu nổi khinh miệt, Lưu mỗ mỗ nói: "Mượn cớ quản gia chỉ là nói với lão phu nhân thôi. Nhưng nhị tiểu thư đã lớn, đi chơi đèn l*иg dễ xảy ra chuyện. Chi bằng ở nhà chép kinh cầu phúc cho lão phu nhân cũng là thể hiện đạo hiếu."
Đại Khánh tuy phong cách cởi mở nhưng vẫn coi trọng việc "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Nữ tử tư thông với nam tử vẫn là chuyện đáng xấu hổ. Lời Lưu ma ma gần như chỉ thẳng mặt nói Ân Tranh sẽ nhân dịp lễ hội đi tán tỉnh nam nhân.
Nhưng Ân Tranh vẫn giả vờ không hiểu, chân thành đáp: "Phu nhân suy nghĩ chu đáo quá."
Càng ngoan ngoãn, Lưu ma ma càng đề phòng. Để ngăn Phùng Niên và Quá Tiết phá rối, bà ta còn điều hai người đi làm việc khác, bỏ mặc Ân Tranh một mình trong Phật đường.
Ân Tranh cam chịu cầm bút chép kinh. Bóng hình cô độc trông thật tội nghiệp. Nhưng nàng chưa bao giờ nói với ai rằng mình rất thích chép sách, vì lúc đó không cần suy nghĩ, đầu óc sẽ tĩnh lặng.
Thế là ngày đầu lễ hội, Ân Tranh ở một mình trong Phật đường.
Buổi trưa hạ nhân mang cơm đến. Trước khi ăn, nàng còn thắp hương trước tượng Phật coi như có người ăn cùng mình.
Chiều tiếp tục chép kinh. Khi đặt bút xuống thì hoàng hôn đã nhuộm đỏ bầu trời.
Ân Tranh luyến tiếc dừng tay, nghiêng người dựa cửa sổ ngắm cảnh.
Mang một nửa huyết thống Hồ tộc, dù gương mặt vẫn thiên về người Trung Nguyên nhưng đôi mắt nàng có màu xanh thẫm.
Chỉ là nàng thường cúi mắt, hàng mi dài che đi ánh mắt khác thường. Chỉ khi ngẩng đầu nhìn trời như lúc này, đôi mắt ấy mới lộ ra vẻ đẹp khó tả.
Chống cằm với vẻ mặt mệt mỏi, Ân Tranh lúc này chẳng giống chút nào với hình ảnh "nhị tiểu thư dễ bắt nạt" trong mắt người khác.
Nàng giống như con báo tuyết buồn ngủ, đẹp nhưng toát ra khí chất nguy hiểm khiến người ta không dám tới gần.
Trăng lên. Ân Tranh rời Phật đường khi những chiếc đèn l*иg đã được thắp sáng khắp hiên nhà. Nàng bước dưới ánh đèn, xoa những ngón tay đau mỏi rồi trở về viện mình.
Với Ân Tranh, chép sách như uống rượu. Có thể giải tỏa ưu phiền trong chốc lát, nhưng rượu nhiều thì đau đầu, chữ nhiều thì mỏi tay, đều không nên lạm dụng.