Nàng liếʍ một miếng, mặn chết đi được.
Muối ở đây xử lý không tốt lắm, không được xay mịn như thời hiện đại.
Cũng giống như gạo lứt, Giang Phúc Bảo chỉ bỏ vào một lượng không nhiều.
Lại nhặt những hạt muối to đặt lên trên bề mặt mới đậy nắp hũ lại đặt về chỗ cũ.
Chủ yếu là thần không biết quỷ không hay.
Còn hũ mỡ lợn, nàng không có cách nào thêm vào, trong không gian chỉ có dầu mè và dầu đậu nành, khác biệt rất lớn.
Đóng cửa tủ lại, nàng nhảy xuống ghế.
Nhà bếp trống không.
Ngoại trừ trong giỏ tre ở góc nhà, đặt hai mươi quả trứng gà chuẩn bị mang ra trấn bán, thì chẳng có gì.
Đúng là nghèo rớt mùng tơi.
Nàng có muốn gian lận cũng không có cách nào.
Giang Phúc Bảo lắc đầu, bất đắc dĩ kéo ghế rời khỏi nhà bếp.
Nhân lúc trăng sáng, nàng bắt đầu đi dạo quanh nhà họ Giang.
Nhà của họ Giang tuy được xây bằng bùn trộn với ván gỗ, nhưng lại rất lớn.
Trước sau mỗi nơi đều có một cái sân, được rào bằng hàng rào tre.
Nhà được chia làm ba dãy.
Nhà chính lớn hơn một chút và hai dãy nhà phụ nhỏ hơn ở hai bên.
Bên trái nhà chính là nơi Gia gia A Nãi ở, bên phải là Đại bá cùng cả nhà ở.
Còn nhà phụ, thì Nhị bá và cha mẹ mỗi nhà một dãy.
Nhà bếp được xây ở bên phải sân trước, do vị trí nhà họ Giang ở cuối thôn, dưới chân núi, nên bên ngoài nhà bếp còn dùng ống tre dẫn nước suối từ trên núi xuống, lúc không dùng thì lấy nút gỗ bịt lại, lúc dùng thì rút ra là được.
Rất tiện lợi.
Đáng tiếc, hai năm nay mưa rất ít.
Nước suối trong ống tre ‘tí tách tí tách’ như lão già tè không hết bãi.
Ngày thường trong nhà đều dùng chum hứng nước.
Ba ngày mới hứng đầy một chum nhỏ, miễn cưỡng đủ dùng, nếu muốn tắm rửa thì phải ra sông gánh nước về.
Bên phải sân trước có một cây hồng, mùa hè có thể che nắng, mùa thu còn có thể ăn quả hồng ngọt lịm, ăn không hết cũng không sao, phơi khô làm thành bánh hồng, mùa đông ngồi sưởi ấm ăn một miếng, có một hương vị riêng.
Cây hồng ở trong thôn rất phổ biến, hầu như nhà nào cũng trồng một cây.
Nhưng nhà họ Giang quá nghèo, quả hồng thu hoạch năm ngoái đã bị Đại bá và Nhị bá mang ra trấn bán đi, đổi lấy ít gạo lứt, lúc này mới giúp nhà họ Giang miễn cưỡng sống qua mùa đông.
Giang Phúc Bảo đi dạo xong sân trước, lại đi ra sân sau.
Sân sau khá lớn, bên trái là chuồng lợn, bên trong không nuôi lợn, bên phải còn có hai căn nhà tranh, một gian là nhà xí, một gian là nhà kho, bên trong đặt nông cụ, mảnh đất tự lưu ở sân sau trồng rau, vừa mới nhú mầm, theo ký ức, chắc là cà tím các loại.
Đi dạo xong nhà họ Giang, nàng quay về phòng, nhắm mắt lại, hoạch định tương lai.
Không biết tự lúc nào, lại ngủ thϊếp đi lần nữa.
Khi tỉnh lại, trời đã sáng rõ.
Trong phòng chỉ còn lại một mình nàng, ngoài cửa sổ, có thể nghe thấy mơ hồ tiếng người cầm rìu đang ‘cốp cốp cốp’ bổ củi.
Trên chiếc bàn gỗ nhỏ cạnh giường đặt một bộ quần áo nhỏ sạch sẽ, là của nguyên chủ.
Kích cỡ hơi lớn, cổ tay áo và ống quần đều được gập lên hai nếp, dùng chỉ gai khâu sơ qua.
Dù mặc đến bảy tuổi cũng vẫn đủ.
Giang Phúc Bảo cầm lấy quần áo, nghiên cứu cách mặc vào.
Bây giờ đang là đầu xuân, áo bông đã cởi ra rồi.
Khác với quan niệm “xuân che thu lạnh” của thời hiện đại, ở đây người ta chuộng “xuân lạnh thu ấm” hơn, cho nên bên ngoài lớp áσ ɭóŧ của Giang Phúc Bảo, chỉ có lớp áo ngoài tay hẹp không dày lắm này.
Trên đó vá bốn năm miếng vá.
Đông một miếng, tây một miếng.
Màu sắc khác nhau.
Có màu vàng, có màu xám, còn có màu đen.
Chẳng có chút thẩm mỹ nào.
Sau khi ra khỏi phòng.
Giang Phúc Bảo vừa hay nhìn thấy A Nãi từ nhà bếp đi ra.
“Phúc Bảo tỉnh rồi à? Hôm nay ngoan quá, quần áo cũng tự mặc xong rồi này, lại đây, A Nãi rửa mặt cho con, lát nữa ăn sáng rồi. Mà lạ thật, rõ ràng tối qua hũ gạo đã thấy đáy rồi, sao sáng nay dậy lại thấy nhiều thêm một ít, gạo lứt còn biến thành nhỏ hơn, vàng óng, ăn vào sền sệt, hơi mềm, không lẽ bị hỏng rồi?”