Vô Nữ Chi Địa

Chương 5: Mở đầu

Khi Huyền Thiên Lưỡng trở về ký túc xá, Bạch Thọ Mi đã gấp không chờ nổi phi xồng xộc đến hỏi cô:

“Thiên Lưỡng, có biết thứ Hai tuần sau giáo sư Phác Nguyệt Mẫn đến trường chúng ta không?”

Huyền Thiên Lưỡng ngồi xuống ghế, vừa tẩy trang vừa nói: “Biết.”

Trần Phạn vừa mới nhắc lại cho cô nhớ kia mà.

“Hôm đấy bà ấy sẽ diễn thuyết ở Hội trường lớn số 4 khu Tây. Đi với tớ một chuyến nhé, nghe thử xem, hì.”

“Hội trường ấy chỉ có 300 chỗ, với cả đám học sinh giỏi trường mình chắc đăng kí full luôn rồi. Giờ cậu mới nghĩ đến thì làm gì đến lượt?” Tẩy trang xong, Huyền Thiên Lưỡng định đi rửa mặt thì Bạch Thọ Mi bất ngờ đặt hai tấm vé lên bàn.

Là vé nghe giảng, vào sáng ngày mùng 6 tháng 6, lúc 9 giờ rưỡi, tại hội trường lớn số 4, và còn là vé hoàng kim ngồi ở hàng ghế thứ hai.

Huyền Thiên Lưỡng ngạc nhiên nhìn Bạch Thọ Mi.

Bạch Thọ Mi mỉm cười tự mãn: “Tớ đăng lên Tieba, báo giá 500 ngàn một vé thì có một đống người tranh nhau bán cho tớ đấy. Vậy là tớ chọn hai chỗ tốt nhất.”

Huyền Thiên Lưỡng: “…”

Xin bái phục đứa con của tư bản này!

Xuất phát từ sự tôn kính với đồng tiền và niềm tin vững chắc vào các giá trị quan của chủ nghĩa duy vật, Huyền Thiên Lưỡng quyết định phớt lờ lời khẩn cầu của Trần Phạn để đi nghe giảng cùng Bạch Thọ Mi.

Ngày buổi diễn thuyết diễn ra, mưa rơi lất phất nhưng không khí vẫn rất oi nóng. Cả thế giới như biến thành một chiếc nồi hấp khổng lồ. Đặc biệt là bên trong hội trường.

Chỗ ngồi ở hàng ghế thứ hai, đối với những sinh viên chăm học mà nói thì đây là cơ hội tuyệt vời để trò chuyện trực tiếp cùng giáo sư. Nhưng với người không hứng thú với việc học, đặc biệt là những môn thuộc ngành văn sử như Huyền Thiên Lưỡng thì chỗ ngồi này chỉ khiến cô cảm nhận rõ rệt hơn hơi nóng bốc lên từ mọi phía và cả mùi mồ hôi trộn và máu tanh.

Thực ra mùi hồ hôi còn dễ chịu hơn. Tuyến mồ hôi của phái nữ không phát triển mạnh như phái nam. Trừ phi cả tuần không tắm chứ nếu đổ mồ hôi không thì cũng không đến nỗi bốc mùi khó chịu như nam.

Nhưng mùi máu tanh lại là câu chuyện khác.

Phần lớn nữ sinh khi đến kỳ kinh nguyệt vẫn lựa chọn sử dụng băng vệ sinh hằng ngày thay vì tampon. Tuy nhiên, băng vệ sinh chỉ được dán vào qυầи ɭóŧ, mà vào mùa hè khi chúng ta mặc trang phục mỏng nhẹ thì rất dễ bị tràn.

Nếu gặp người biết giữ vệ sinh thì mùi tanh có thể không quá rõ ràng. Nhưng nếu gặp những người tiết kiệm quá mức hoặc lười biếng không chịu thay suốt nhiều giờ thì trong cái nóng gần như là 40 độ này mùi máu tanh sẽ trở nên cực kỳ nồng, nó len lỏi qua từng bước chân và bùng lên mỗi khi người đó cử động.

Cái mùi đó chỉ cần ngửi một chút thôi đã khiến Huyền Thiên Lưỡng cảm thấy nghẹt thở. Để trấn tĩnh, cô cúi đầu sát vào người Bạch Thọ Mi, cố gắng ngửi thật kĩ mùi hương cam ngọt từ cô bạn- ít nhất đây là thứ dễ chịu nhất lúc này.

“Mày nghĩ xem những nữ sinh mất tích trong trường có phải bị lừa vào Ám võng không…” Một cô gái ngồi trước cô bất chợt lên tiếng.

“Ám võng là gì?” Một cô gái khác tò mò hỏi.

“Là kiểu tổ chức đen tối thường xuyên hoạt động ngầm í. Tao không rõ lắm nhưng nghe nói chúng chuyên bắt cóc người để làm nô ɭệ tìиɧ ɖu͙©. Eo đáng sợ vãi…”

“Chuyện đó làm sao xảy ra được? Trường mình ở ngay trung thành phố. Nếu thế lực ngầm dám hoành hành ngang nhiên như vậy ở một thành phố trực thuộc trung ương thì chính phủ còn gì để nói nữa?”

“Nói thì nói vậy, nhưng mày không thấy việc nữ sinh biến mất gần đây nhá, cộng với chuyện muốn đóng cửa ký túc xá nữ khu Đông kỳ lạ lắm à?”

Nghe đến đây thì Huyền Thiên Lưỡng bỗng đứng tim. Cô nhớ đến lời tối hôm ấy Trần Phạn nói với mình, bèn quay sang nhìn bốn phía xung quanh.

300 chỗ ngồi đã kín mít, thậm chí cả lối đi giữa hai hàng ghế và bậc thang cũng chật ních người, tính sơ sơ cũng phải đến 500 nữ sinh đang tụ tập trong căn phòng này.

Nếu nhiều người cùng nhau mất tích như vậy thì đáng sợ quá.

Tuy rằng cô có hơi mắc chứng hoang tưởng tuổi dậy thì nhưng cũng không đến nỗi lẫn lộn giữa thực và giả.

Đúng lúc này, người mà mọi người mong chờ bấy lâu, giáo sư Phác Nguyệt Mẫn cuối cùng cũng bước ra trước mặt họ. Đó là một bà cô cao gần tầm mét tám, có vóc dáng to khoẻ, gương mặt khá góc cạnh, mang vẻ nghiêm nghị hiếm thấy ở một người phụ nữ lớn tuổi. Lần đầu nhìn ảnh chụp của bà ta Huyền Thiên Lưỡng còn nghĩ bà ta từng làm phẫu thuật chuyển đổi giới tính đấy… Nhưng vì phép lịch sự nên cô chưa từng nói ra suy nghĩ này.

Bà ta đặt giáo trình lên bàn rồi nhẹ nhàng nói:

“Các bạn học, trước khi bắt đầu bài giảng ngày hôm hay tôi muốn cùng các bạn mở rộng tư duy để làm nóng bầu không khí một chút. Chủ đề hôm nay có liên quan đến sự trỗi dậy của quyền lợi nữ giới. Vậy các bạn nghĩ xem, nếu như trong xã hội hiện đại xảy ra tình trạng nam nhiều nữ ít thì địa vị của chị em phụ nữ chúng ta sẽ tăng lên hay giảm xuống?”

Ánh mắt giáo sư quét qua khắp hội trường lớn rồi dừng lại ở một cô nữ sinh nhỏ nhắn, tròn trịa ở hàng ghế đằng sau.

Cô nữ sinh run rẩy đứng dậy: “Số lượng nữ giới giảm, cung lớn hơn cầu sẽ tạo nên sự khan hiếm… Vì vậy, đàn ông sẽ gặp khó khăn trong việc cưới vợ và họ sẽ phải phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn. Hiện nay, kết hôn mà không có nhà cửa thì rất khó tìm được đối tượng. Điều này… cũng là một biểu hiện cho thấy địa vị xã hội của phụ nữ đã tăng lên.”

Lời nói của cô gái vừa dứt thì có một nữ sinh khác bên cạnh đứng lên phản bác lại: “Theo cách nói của bạn thì giá trị chúng ta có thể tăng, nhưng điều ấy đồng nghĩa với quyền lợi tự do sẽ giảm xuống. Nãy bạn vừa mới nói là khan hiếm. Hàng hoá? Chúng ta là hàng hoá sao?”

Cô nữ sinh vừa lên tiếng tức khắc run cầm cập.

Một nữ sinh khác đồng tình: “Giống như các ngôi sao, diễn viên phải duy trì hình tượng tốt đẹp của mình vậy. Hay dù là beauty blogger hàng trăm vạn fans cũng không dám tuỳ tiệm chê bai sản phẩm… Hôn nhân của phụ nữ cũng vậy. Một khi bị coi là hàng hoá có giá trị thì chỉ cần không đáp ứng được tiêu chuẩn mà người mua định nghĩa, chúng ta sẽ trở thành hàng hoá lỗi. Ngay cả những vị khách không mua hàng cũng sẽ đứng ở bên ngoài xoi sét.”

Ngay lập tức từ phía sau vang lên một giọng nói khác:

“Nhưng chẳng phải tất cả mọi người trong xã hội đều đang sống trong sự vật hoá sao? Bằng cấp bị vật hoá, tuổi tác bị vật hoá, thậm chí giọng nói cũng bị vật hoá… Tất cả đều bị biến thành giá trị trao đổi. Chính nhờ có giá trị vật hoá mà con người mới tạo ra tiền bạc, hiệu quả và lợi ích. Những ví dụ được coi là “sản phẩm của thương mại hoá” mà cậu nói vừa nãy ai chẳng có tiền hơn cậu? Tôi còn ước được người khác vật hoá nữa là!”

Một giọng nói khác tiếp tục phản bác mạnh mẽ: “Vật hoá không sai, nhưng không thể bó hẹp vào tử ©υиɠ và âʍ đa͙σ! Một khi hai thứ đó bị vật hoá thì sự tồn tại của chúng ta sẽ chỉ gắn chặt vào hai thứ đó, cứ như đó là toàn bộ giá trị của chúng ta vậy! Mọi công sức và hy sinh của chúng ta sẽ bị gói gọn trong bốn chữ “thiên chức làm mẹ”, và người khác sẽ mặc định rằng điều đó là bổn phận của chúng ta!”

Nữ sinh bên cạnh cũng đồng ý: “Đúng vậy! Trong lịch sử có những thời kỳ tỷ lệ nam nữ chênh lệch rất lớn. Ví dụ thời kỳ Edo ở Nhật Bản, có lúc tỷ lệ nam nữ lên tới 4:1. Khi đó, địa vị của phụ nữ thấp đến mức không thể tả…”

Người ủng hộ quan điểm địa vị xã hội của nữ giới bị giảm xuống ngày càng nhiều: “Khi dân số nam giới vượt trội thì nguồn lực và tài nguyên sẽ tập trung vào nam giới nhiều hơn. Luật pháp và quy định cũng sẽ thiên về lợi ích của họ, tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín. Chính phủ bây giờ của chúng ta cũng toàn nam giới lãnh đạo, và điều này chính là sản phẩm của vòng lặp lịch sử ấy. Nếu số lượng và vị thế của nữ giới tiếp tục suy giảm…vậy hy vọng thay đổi sẽ càng trở nên xa vời.”