Nhục Cốt Phàn Lung

Chương 2

Ông cụ tự xếp bản thân vào nhóm “kinh doanh trang sức”.

Trong nhận thức của Trần Tông, người “kinh doanh trang sức” thường gắn liền với hình ảnh mạnh mẽ, hơn người, cùng những phi vụ làm ăn trị giá hàng trăm nghìn đến hàng triệu. Còn với kiểu buôn bán nhỏ lẻ, bình dân như ông nội của anh mà còn cố gắng chen chân vào vị trí này thì đúng là mặt dày.

Nhưng từ nhỏ đến lớn, Trần Tông vẫn luôn thích nghe Trần Thiên Hải kể chuyện về đá quý. Ông nội anh thường nói, một miếng nhỏ tuy nhỏ thôi, nhưng lại mang giá trị vô cùng cao, điều này cũng dễ nảy sinh tranh chấp, thậm chí là đổ máu trong quá trình giao dịch. Vì thế, các câu chuyện trong giới kinh doanh đá quý này vẫn luôn rất ly kỳ và hấp dẫn. Lấy một ví dụ đơn giản, câu chuyện tranh giành một viên Dạ Minh Châu chắc chắn sẽ thú vị hơn câu chuyện tranh giành hai cân gạo (trừ những năm đói kém).

Trần Thiên Hải còn nói: “Cũng giống như những ngành nghề khác, nghề kinh doanh đá quý này cũng có đủ loại tổ chức, hiệp hội, cuộc thi và những cuộc tranh tài lớn, nhỏ. Trong số đó, sự kiện bí ẩn và kỳ lạ nhất chính là “hội Người Đá”, được tổ chức 20 năm một lần này.

Nghe nói người sáng lập nên “hội Người Đá” này chính là Mễ Phất, một nhà thư pháp nổi tiếng thời Bắc Tống.

Lịch sử viết rằng, Mễ Phất là một tên điên, vậy nên ông ấy còn được gọi là “Mễ Điên”, bởi vì niềm say mê dành cho đá nên được mọi người đặt cho biệt danh “Kẻ nghiện đá”. Từng có lần, trong khi nhìn thấy một hòn đá xấu xí, ông ấy đã vui mừng khôn xiết, bắt đầu “mặc áo đội mũ bái lạy nó, gọi nó là anh trai”.

Trong suy nghĩ của Mễ Phất, các hoạt động như “thưởng thức” hay “giám định” đá không thể chỉ là hoạt động một chiều, mà phải có sự giao lưu qua lại giữa hai bên, vì thế ông ấy mới lập ra “hội Người Đá.”

Hồi mới thành lập, hội Người Đá là nơi những người yêu đá tụ họp, họ sẽ mang đá đến giao lưu, thưởng thức và cảm nhận. Nếu có điều gì khác biệt thì có lẽ là Mễ Phất quá nổi tiếng, có địa vị đặc biệt, nên tiêu chuẩn để được tham gia vào hội này rất cao, thu hút phần lớn là các văn nhân, nho sĩ cùng những tài năng xuất chúng của thời đại.

Mễ Phất qua đời qua đời vào thời điểm cuối triều Bắc Tống, sau đó lại xảy ra biến cố Tĩnh Khang (*), những hội nhóm có thú vui tao nhã như hội Người Đá lẽ ra đã bị chôn vùi theo năm tháng, nhưng nào ngờ hội này không chỉ âm thầm tồn tại cho đến tận bây giờ mà còn dần mở rộng phạm vi của chữ “đá” trong tên gọi của hội: Tất cả các loại đá như đá kỳ lạ, đá quý, ngọc bích, thậm chí còn có cả ngọc bích và hổ phách, mặc dù nghe có hơi khiên cưỡng, nhưng cái gì mang thuộc tính về đá đều được bao gồm trong đó.

(*) Biến cố Tĩnh Khang là một biến cố lớn trong lịch sử Trung Quốc, biến cố xảy ra vào năm 1127, đánh dấu sự diệt vong của vương triều Bắc Tống.