Ngày đó Tiểu Tâm thúc túc trực bên cha ta gần cả tháng. Cuối cùng cha ta cũng đỡ hơn. Cha ta đi về phía nam không cẩn thận nhiễm phải kí sinh trùng có trong nước. Tiểu Tâm thúc phải cho cha ta ngâm thuốc liên tục để diệt hết kí sinh trong cơ thịt rồi mới dùng thuốc bổ để hồi sức lại..
Còn tên tiểu tử kia có vẻ lớn hơn ta vài tuổi. Tính tình hắn cứ lầm lì, không nói nhiều. Những lúc hắn phải đi sắc thuốc thì ta giúp hắn nhóm lò. Nghe Tiểu Tâm thúc gọi hắn là Tiểu Minh. Ta cũng gọi hắn như vậy. Nhà ta vừa hết tiền, cũng không có nhiều đồ ăn nên hắn đi săn, ta dẫn hắn đến nơi có gà rừng. Tháng ngày ấy nói thật là cũng vui vẻ vô cùng. Ta lại trở về với danh hiệu hồn nhiên cô tiên của ta, lại đi chới với đám long nhong trong trấn. Có lần ta vì chửi đứa con trai ỷ lớn bắt nạt mấy đứa bé bọn ta mà bị nó gọi hội đồng ra tính cho ta một trận nhừ tử. Không ngờ lúc ta tưởng ta đi tong rồi thì tên tiểu tử kia xuất hiện. Hắn đánh cho lũ ức hϊếp ta một trận rồi chẳng nói chẳng rằng cứ thế đi về. Hồi đó ta thấy võ công hắn cao vậy thì thích thú lắm, cũng muốn Tiểu Tâm thúc dạy ta học võ. Cứ tưởng tên tiểu tử ấy gọi Tiểu Tâm thúc là sư phụ thì thúc ấy cũng dạy cả võ thuật cho hắn, hóa ra thúc chỉ biết y thuật không biết võ thuật. Ta tiu nghỉu cả ngày trời. Tiểu Tâm thúc thấy vậy thì buồn cười. Không biết thúc nói gì với mẹ ta mà đến chiều, lúc ăn cơm, thúc ấy bảo.
- Tiểu Du muốn học võ công làm gì?
- Tiểu Du muốn giúp đỡ kẻ yếu, không bị mấy tên ác bá bắt nạt.
- Vậy không muốn học y thuật sao? Có thể cứu người mà?
- Học y thuật cần người tỉ mỉ, tiểu Du không học nổi đâu.
- À cũng biết tự đánh giá ghê. Vậy đi học võ công ở xa con có đi không?
Ta nghe thấy hai chữ võ công lập tức mắt sáng quắc lên. Nhưng lúc đó chợt thấy mẹ ta mắt buồn buồn ta lại thấy chột dạ. Cha mẹ ta có mình ta, ta mà đi thì lấy ai chăm sóc.
Tiểu Tâm thúc thấy ta vậy thì cũng mỉm cười.
- Đại tẩu, tiểu Du tư chất thông minh, cứ nghe đệ an bài thì sẽ tốt cho nó. Tẩu không cần lo lắng nhiều nữa.
Mẹ ta cũng không nói gì. Tên Tiểu Minh thì cứ chăm lo ăn cơm, không thèm đoái hoài gì đến câu chuyện của ta cả.
Vài ngày sau Tiểu Tâm thúc trở về Kinh Thành. Trước khi đi không quên chuộc lại tiệm vải cho nhà ta, còn để lại một khoản tiền đủ cho mẹ ta chi tiêu cả năm. Cha ta cũng đã đứng dậy đi lại được, ra tận cổng tiễn hai thầy trò. Ta thì không nỡ, cứ níu giữ mãi Tiểu Tâm thúc, đến khi mẹ ta nói vợ thúc ấy sắp sinh phải về Kinh Thành, ta mới cắn rứt buông tay Tiểu Tâm thúc ra. Không ngờ sau lần chia tay đó muốn gặp lại lâu như vậy.
Ta nhớ mùa thu năm ấy, có một vị đạo trưởng tới nhà tìm ta. Ông ấy tới nhà hỏi đích tên ta.
- Bần đạo muốn tìm Triệu Lạc Du.
Ta trợn mắt tròn xoe nhìn lão già đầu bạc. Mẹ ta biết ý gọi lão vào trong nhà tiếp chuyện. Cha ta đang ở cửa tiệm cũng đóng cửa chạy về sớm.
Cuối cùng ta cũng biết vị đạo trưởng đó pháp hiệu Hữu Nhân, thường gọi là Hữu Nhân đạo trưởng, là bằng hữu với Tiểu Tâm thúc. Thúc ấy viết một bức thư nói ta có tư chất muốn nhờ cậy đạo trưởng nhận ta làm đồ đệ. Thế là mùa thu năm ta chín tuổi, ta chính thức rời nhà đi luyện võ công. Hữu Nhân sư phụ là người rất mực chân tình, thương yêu ta như con cái. Không chỉ dạy ta võ công mà còn dạy ta cách sống trên đời. Bây giờ nhớ lại chắc không ai trên đời này khiến ta khâm phục như vậy nữa.
Thấm thoắt chín năm liền, ta miệt mài học võ công với Hữu Nhân sư phụ, lại cùng người đi ngao du thiên hạ, mở mang tầm mắt, trị bệnh cứu người. Đạo trưởng cũng là người y thuật tinh thông. Ta không phải loại tỉ mỉ, cẩn thận, có học chăm mấy cũng chỉ được ba thành công lực y thuật của người. Mỗi lần nhắc đến thuốc là ta lại đau hết cả đầu. Nhưng được cái là châm cứu của ta rất tốt. Chắc vì khi luyện võ, sư phụ dạy ta các huyệt đạo trên cơ thể rất rõ ràng, bắt ta học thuộc làu làu. Còn dạy ta phóng ám khí kim bạc. Sư phụ nói giang hồ hiểm ác, ta không phòng ít mánh khóe thì có khi gặp nguy hiểm lại mất mạng. Dù sao thì binh bất yếm trá, cứ phòng càng nhiều càng tốt.
Mùa xuân năm ta mười tám tuổi, sư phụ để lại cho ta cây tiêu bằng đồng của người cùng một bức thư. Trong thư viết người có việc phải trở về núi Nga Mi, bảo ta từ nay hành tẩu giang hồ cẩn thận, ghi nhớ lời dạy của sư phụ. Nếu có gì bất trắc lập tức trở về Dương trấn gửi thư chờ người.
Ta ngày đầu tiên không biết phải đi đâu, đang nghĩ trở về quê cũ gặp cha mẹ thì trong trấn ta đang trọ xảy ra dịch bệnh. Quan phủ phong tỏa cổng thành, bắt chúng ta một phải chữa khỏi, hai là chết chung. Ta không hiểu cái loại quan phủ triều đình xưa không biết làm người cái giống gì mà cứ làm quan là cầm tinh con chó thế này. Đi với sư phụ nhiều thành ra ta cũng học được chút y thuật. Qua xem xét thì thấy dịch bệnh này bắt nguồn từ nguồn nước không sạch sẽ ở đây. Cũng may đêm qua ta với sư phụ đều uống nước đun sôi, không uống ở giếng nên không sao. Trong trấn nhiều người bị đau bụng, vùng đau xung quanh rốn, có lẽ bị giun sán. Ta kêu mấy đứa bé còn khỏe mạnh không được uống nước giếng, muốn uống phải đun sôi. Rồi đem bí đỏ trong nhà lấy hết ra đây. Chúng nó chạy đi một hồi rồi về, kéo theo hai ba chục đứa nữa, còn mang theo vài chục quả bí đỏ. Ta với chúng nó bổ bí, lấy hạt rửa sạch, phơi khô, rang hạt bí hết nửa ngày trời mới được có ba cân hạt. Ta phát cho chúng mỗi đứa một ít kêu đem về lấy nhân giã, trộn với mật ong cho người bị bệnh ăn lúc đói sẽ tẩy trừ được giun sán.
Mùa xuân sang hạ, kí sinh trùng sau những tháng ngủ đông bắt đầu sinh sôi nảy nở. Thêm cái trấn nguồn nước dùng lâu ngày không được vệ sinh nạo vét mà ý thức vệ sinh cũng kém, cứ thích uống nước giếng mát nên thành ra bị bệnh cả lũ. Sáng hôm sau quả nhiên mấy đứa trẻ nói với ta người nhà chúng nó đỡ thật. Thế là bí đỏ cứ thi nhau đưa đến nhà ta. Ta thấy thế này không ổn lắm, tên quan phủ kia mà không cho nạo vét giếng thì ta có bổ bí suốt đời mất. Vậy thì sao có thể thực hiện mơ ước giúp đời đẹp đạo của ta, à mà chủ yếu là mơ ước ngao du sơn thủy cho bõ những tháng ngày luyện tập vất vả.
Ta thấy thì tên cẩu quan này ki bo chỉ lo giữ của, không làm hắn sợ chết khϊếp thì đừng mong hắn bỏ tiền ra giúp dân. Tối đến ta khinh công một chuyến, lẻn vào phủ tên cẩu quan. Mấy con chó giữ cửa và vài tên gia nhân còn chả kịp nhìn thấy bóng ta vụt qua. Công nhận là khinh công sư phụ chân truyền là hàng thượng đẳng có thương hiệu. Ta đáp xuống mái nhà nhẹ như không. Lật viên ngói lên ta thây ngay cái tướng ngủ như con lợn của tên cẩu quan. Lúc đến sát giường hắn không quên cho con đàn bà của hắn một ít mê hương làm ả ngủ say như chết. Ta dùng kim bạc bế hai huyệt Tam Âm Giao của hắn rồi dựng hắn dậy.
Hắn ú ớ định kêu la ta điểm luôn huyệt Nhân Trung cho hắn một cái khiến hắn choáng váng, hoa mắt không nói được câu nào.
- Này đại quan nhân, ta thấy ngươi làm quan mà không lo được gì cho dân, sống đến giờ cũng coi như mãn kiếp rồi, hay để ta giúp ngươi về cáo tội với liệt tổ liệt tông sớm một chút nhé.
- Nữ hiệp, ta sai rồi, nữ hiệp tha mạng. Gia đình ta già trẻ lớn bé đều trông chờ có mình ta.
- Thôi, thôi, ta không rảnh ngồi nghe ngươi than khổ. Ngày mai sai quân lính đi nạo vét hết toàn bộ giếng nước trong trấn. Xây lại giếng mới cho sạch sẽ. Khuyến cáo người dân uống nước đã đun sôi, ăn thức ăn nấu chín như vậy mới có thể trị hết bệnh. Ta điểm tử huyệt của ngươi. Cho ngươi ba ngày. Ta mà không thấy có động tĩnh gì thì đừng có trách. Ba ngày sau ngươi đi gặp tổ tông mà kể khổ. Nghe chưa hả?
- Dạ, tiểu nhân nhớ rồi.
Nói xong điểm huyệt Á Môn khiến hắn lăn đùng ra giường. Trước khi đi ta thu lại kim bạc, nghĩ kĩ thì cũng không biết để lại gì để dằn mặt hắn. Tính để hai cây kim trên huyệt tam âm giao của hắn nhưng kim bạc bây giờ cũng đắt. Một lượng bạc chỉ được có mười cây kim. Ta làm đại hiệp thì cũng phải có tiền tiêu. Cuối cùng nghĩ ra, lấy bút quẹt lên mặt hắn hai chữ ba ngày. Thế cho hắn biết là hắn không có mơ.
Sáng hôm sau quả nhiên thấy quân lính đi sục sạo khắp nơi tìm một hắc y nữ tử. Ta biết ngay cái tên cẩu quan này giở trò nên tối qua trước khi đi không quên đổ thêm vào bình trà của hắn ít nước giếng. Đến chiều quả nhiên nghe trong phủ truyền gọi đại phu. Không hắn thì cũng là con tì thϊếp của hắn lăn ra đau bụng. Ta biết mình động vào quan phủ thì cũng không hay ho gì, nên ngay sau khi về quán trọ đã lập tức thu xếp hành lí trả phòng. Ta cải trang thành một bà lão hành khất, ngồi ở ngay gần cửa phủ nhà hắn. Thấy quân lính chạy đông chạy tây đi kiếm ta, ta cũng thấy hơi tội chúng. Định hô mấy tiếng “Ta ở đây này” nhưng mà nghĩ lại còn nhiều việc, muốn ăn cơm tù vài ngày thì cũng nên để sau. Đến tối ta thừa không lúc ai để ý quẹt thêm hai chữ “hai ngày” lên cửa phủ nhà hắn.
Đến sáng hôm sau đúng là chúng đã đi nạo vét giếng thật, còn xây mới mấy cái giếng. Quan phủ cũng dán thông cáo cho dân chúng ăn chín uống sôi đề phòng giun sán.
Ta thấy việc của mình đã xong thôi cũng không chần chừ nữa, rốt cuộc định đi khỏi thành. Không ngờ tên cẩu quan này vẫn chưa mở cửa thành. Thế là đành phải vào phủ hắn thêm một chuyến. Ta biết chuyến này hắn nhất định phải bẫy bằng được ta. Thế nên ta lẻn vào phủ hắn từ chiều. Lúc gia nhân nhà hắn còn đang nghỉ trưa ta đã đánh một giấc dài trên giường của hắn. Chắc hẳn hắn đang bên phòng vợ bé, không về phòng mình. Ta cứ thế đợi đến tối hắn bước vào trong phòng, dặn dò gia nhân canh cửa cẩn thận rồi định cởi y phục trèo lên giường. Ta chỉ đợi có thế điểm luôn cho hắn huyệt thận du khiến hắn ngã phịch xuống giường, toàn thân tê liệt.
- À, thằng cháu tổ tông, dám lùng bắt bà ngoại tổ tông nhà ngươi. Còn bố trí thiên la đại võng biết ta phải đến đây tìm ngươi hả? Muốn bắt ta hả, đâu có dễ vậy.
Thấy hắn hoảng sợ rồi ta cho hắn thêm ít kí©ɧ ŧɧí©ɧ nữa.
- Để ta tháo vài cái khớp ngón tay của ngươi ra, cho ngươi làm một tên quan cụt ngón. Trông tay ngươi y như cái chân lợn vậy thiếu vài ngón tay cũng không sao đâu.
Hắn cứ ú ớ cố lắc đầu. Ta lấy chủy thủ rạch lên tay hắn vài chữ “móng heo” làm hắn đau quá chảy nước mắt mà không la lối được câu nào. Xong ta cũng lau máu cho hắn sạch sẽ, còn dùng rượu giúp hắn khử trùng, chỉ thấy nước mắt hắn chảy ròng ròng.
- Nể ngươi làm theo lời ta nên ta để cho ngươi cái hình hài con người này. Nhớ là làm thêm vài việc xấu nữa ta sẽ đến lấy từng ngón tay của ngươi. Cái gì thừa ra ta cắt hết, cho ngươi là một con lợn quay béo tròn mà ngồi lên cái ghế quan phủ. Ngày mai lập tức mở cổng thành, nếu còn trái ý ta không không biết còn có hứng rạch lên cái bản mặt béo múp của ngươi mấy chữ hay ho nữa đâu.
Đến gần sáng ta ghim cho hắn vài cây kim bạc sau gáy, bắt hắn gọi người thông báo mở cổng thành rồi cho binh lính chạy ra cửa Đông canh giữ. Hắn tưởng ta ghim tử huyệt của hắn thật vội vàng làm theo. Khi thấy mọi việc yên ổn, ta rút kim bạc, đánh cho hắn một cái bất tỉnh rồi giả làm a hoàn cứ thế lẻn ra khỏi phủ. Trước khi đi không quên vớ bọc vàng hắn để dưới gối làm lộ phí. Kể ra thì hành hiệp trượng nghĩa thì cũng phải có cái gì lót dạ đã. Ta vất vả cả mấy ngày trời mà đến một lời cảm ơn không có còn khiến ta bụng đói phải ra khỏi cổng thành. Binh lính tập trung cửa Đông rồi, ta cứ cửa Nam tiến thẳng. Từ đây về quê nhà cũng mất gần hai tháng đi đường. Số tiền này ta có tiêu nửa năm cũng không hết. Thế là xong việc đại nghĩa đầu tiên của ta. Đường còn dài ta cứ thong thả đi tiếp đâu biết chỉ vài khắc nữa ta gặp phải rắc rối đầu tiên của đời mình.