Từ Lệ đứng ở bên mép giường vội vàng đỡ ông cụ một tay: "Chậm một chút, nếu không lại ngã xuống đất bây giờ."
"Tôi bảo rồi, tôi chỉ sốt ruột có chút thôi chứ có chuyện gì to tát đâu, vậy mà bà cứ lải nhải cả một buổi trưa.” Ông cụ không kiên nhẫn mà càm ràm, nhưng động tác vẫn chậm lại.
Từ Lệ đỡ ông cụ ngồi dựa lưng vào đầu giường, sau đó lại đưa cái ghế qua cho Lâm Kiều, còn rót cho cô một cốc nước ấm nữa: “Đi xa như vậy, có mệt không cháu?”
Có vẻ như đây là bà nhà của ông cụ Quý, trông bà ấy còn khá trẻ. Người cũng rất xinh đẹp, là loại nhan sắc mà dù có bị thời gian bào mòn cũng chỉ sẽ lắng đọng lại thành sự trải nghiệm và thong dong thôi. Nhìn thoáng qua thì cho người ta cảm giác dễ chịu hơn so với Diệp Mẫn Thục rất nhiều.
"Hơi mệt một chút nhưng cũng không sao à, cháu đi sớm nên tìm được chỗ ngồi."
Lâm Kiều cảm ơn rồi nhận lấy, lại đặt túi táo lên cái tủ đầu giường, rồi mới hỏi ông cụ Quý: “Cháu mới nghe nói ông bị ốm. Ông thấy thế nào ạ?”
Lời nói của cô rất chân thành, vừa không làm cho người ta cảm thấy cô đang lấy lòng, nhưng cũng không quá khách sáo, vô hình trung đã làm dịu đi rất nhiều cảm giác xa lạ của lần gặp đầu tiên.
Ông cụ Quý xua xua tay, nói: "Sao còn đi mua đồ tới thế này? Lớn tuổi rồi, có chút bệnh vặt của người già ấy mà." Rồi ông cụ lại hỏi Lâm Kiều: "Ông nội cháu thế nào rồi? Lần trước ông viết thư, chú của cháu còn nói sức khỏe ông ấy không tốt, khi đó nhà ông gặp phải nhiều chuyện phiền lòng, ta cũng không có tâm trí để hỏi thăm.”
Nhắc đến ông cụ Lâm, trên mặt Lâm Kiều lộ ra chút do dự: “Ông nội cháu đã mất được mười ba năm rồi ạ.”
"Lão Lâm đã mất từ mười ba năm trước rồi?"
Ông cụ Quý không giấu được sự kinh ngạc: “Hẳn là ông ấy cũng không chịu đựng nỏi. Mà cũng đúng, vết thương trên người ông ấy còn nghiêm trọng hơn cả ông, rồi lại còn phải chịu một đả kích lớn như vậy nữa.”
Giọng nói của ông cụ cực kỳ thổn thức, một chút tinh thần khi gặp được cháu gái của đồng đội cũ cũng đã không còn nữa.
Ông cụ Lâm ấy à, đã từng trải qua những ngày tháng kỳ cực khổ khó khăn, cũng đã từng lên chiến trường đánh giặc, trên người ông ấy luôn có một bầu máu nóng đối với quê hương đất nước như những người cách mạng thuộc thế hệ trước.
Vì vậy, khi quân đội tuyển binh, ông ấy đã không do dự mà để người con trai cả mình coi trọng nhất - cha của Lâm Kiều – đi lính. Không ngờ rằng, cuộc kháng chiến chống giặc Nhật năm đó lại nguy hiểm đến thế, ông ấy trở về được, nhưng con trai ông ấy lại đã hy sinh trên chiến trường, chỉ để lại một tấm huân chương lạnh lẽo.
Đầu tóc bà cụ Lâm bạc trắng đi chỉ sau một đêm, nhưng ông cụ trông vẫn rất bình tĩnh, còn có thể an ủi ngược lại bà vợ già đang không ngừng lau nước mắt của mình.
Nhưng sau khi đi lãnh di vật và huy chương công quân của con trai mình trở về, ông cụ Lâm liền ngã bệnh, không kéo dài được một năm thì đã buông tay nhân gian. Ngược lại, bà cụ Lâm trôngn có vẻ mong manh yếu ớt là thế, nhưng bên trong lại rất cứng rắn, dù cuộc sống có khó khăn đến đâu thì bà ấy vẫn có thể một người mà nuôi nguyên thân đến tận mười tám tuổi.
Ông cụ Quý rõ ràng cũng nghĩ đến bà cụ Lâm: “Ông còn thấy lạ là tại sao cháu lại đến đây một mình nữa chứ? Mấy năm nay cháu sống cùng bà nội à?"
Ông cụ nhớ rõ Lâm Xương đã từng nói trong thư là con trai ông ấy đi sớm, con dâu chỉ mới đôi mươi, làm sao có thể để con bé sống sống thủ quả với một bức di ảnh được đây? Hai vợ chồng già thương lượng với nhau, quyết định để con dâu mình tái giá, còn Lâm Kiều - cốt nhục duy nhất còn lưu lại của con trai sẽ do hai vợ chồng già bọn họ nuôi nấng.
“Trước đây cháu ở cùng bà nội, nhưng bây giờ thì cháu sống với chú thím ạ.”